Tội xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Ai cũng có quyền được tôn trọng, bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Mặc dù pháp luật cho phép mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền này không được xâm phạm đến quyền của người khác. Tình trạng dùng lời lẽ xúc phạm người khác hiện nay rất phổ biến, vậy pháp luật quy định xử phạt như thế nào? Cùng theo dõi bài viết Tội xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào nhé.

toi-xuc-pham-danh-du-nguoi-khac

Tội xúc phạm danh dự người khác 

1. Quyền được bảo vệ danh dự theo quy định pháp luật

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

  1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

………………………

  1. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, mỗi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ danh dự, không ai được phép xâm phạm. Do đó, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đến danh dự sẽ bị xử lý tội xúc phạm danh dự người khác.

2. Tội xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?

Tội xúc phạm danh dự người khác bị xử theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo mức độ xâm phạm, ví dụ phạt hành chính hoặc bị khởi tố theo quy định pháp luật Hình sự hoặc thậm chí là bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.

3. Tội xúc phạm danh dự người khác bị phạt hành chính như thế nào?

Hành vi du côn, những lời nói thô tục, thiếu lịch sự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín này nếu không nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hành chính là:

Căn cứ theo khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi trên có thể bị xử lý như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

4. Tội xúc phạm danh dự người khác đòi bồi thường được không?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại khi bị tội xúc phạm danh dự người khác như sau:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Mặt khác, Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

5. Xử lý hình sự hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Nếu tính chất và mức độ của hành vi xúc phạm nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội nó là mong muốn làm nhục người khác, cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại thường người bị hại bị ảnh hưởng về tâm lý.

Với những căn cứ trên, nếu người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm nhận thấy có đủ căn cứ chứng minh thì có quyền khởi kiện người xúc phạm mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về mức phạt tù đối với tội xúc phạm danh dự người khác  để bạn đọc tham khảo cũng như các hình thức xử lý khác. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và cụ thể các vấn đề pháp lý nhé.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo