Trong xã hội hiện nay, hành vi vu khống gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm cũng như lợi ích của người khác diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hành vi vu khống còn thông qua mạng xã hội. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu các quy định pháp luật liên quan tới tội vu khống để trả lời thắc mắc: Tội vu khống người khác trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Vu khống người khác trên mạng xã hội
1. Tội vu khống người khác trên mạng xã hội là gì?
Có thể hiểu đơn giản, tội vu khống người khác trên mạng là hành vi như sau:
+ Bịa đặt: Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội tự đưa ra những thông tin không đúng sự thật với người khác. Hình thức đưa ra thông tin qua mạng xã hội như facebook, zalo,…
+ Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền thông tin cũng có thể thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức như: đăng bài, chia sẻ bài viết, hình ảnh trên các trang mạng xã hội, …
2. Tội vu khống người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào về chế tài hành chính?
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi vu khống người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tội vu khống không chỉ làm ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người khác mà còn là một hành vi hết sức trái lương tâm. Vậy bạn đã biết Tội vu khống phạt bao nhiêu tiền, mời Quý độc giải theo dõi bài dưới đây.
3. Tội vu khống người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào về chế tài dân sự?
Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, người vu khống người khác trên mạng xã hội phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Tội vu khống người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào về chế tài hình sự?
Những hành vi xúc phạm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống người khác tại Điều 156 Bộ luật hình sự.
Điều 156. Tội vu khống
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- c) Đối với 02 người trở lên;
- d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
- e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
- h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Vì động cơ đê hèn;
- b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên;
- c) Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Tội vu khống người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào về chủ đề: Tội vu khống người khác trên mạng bị xử lý như thế nào? có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có được câu trả lời chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, lành nghề chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng, giá cả hợp lý.
Nội dung bài viết:
Bình luận