Hiện nay, tội phạm ngày càng hành động với nhiều hình thức tinh vi, thủ đoạn khó lường gây nguy hiểm cho người dân và toàn xã hội. Tội phạm được phân loại dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau theo quy định của pháp luật. Vậy, tội phạm xuyên quốc gia là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về tội phạm xuyên quốc gia là gì.
1.Quan niệm về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Để tìm hiểu về tội phạm xuyên quốc gia là gì, chúng ta cần nắm được quan niệm về loại tội phạm này
Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là loại tội phạm nằm trong phạm vi điều chỉnh của định chế tội phạm có tính chất quốc tế. Việc nghiên cứu làm rõ quan niệm, các đặc trưng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia không thể tách rời quá trình tìm hiểu và phân tích tội phạm hình sự có tính chất quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế bao trùm lên các hành vi tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Theo khoa học luật hình sự quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là một trong những loại tội phạm có tính chất quốc tế đặc thù.
Về bản chất pháp lý, tội phạm có tính chất quốc tế được coi là tội phạm hình sự chung, được thực hiện bởi các cá nhân hoặc băng nhóm tội phạm đơn lẻ và có chứa đựng “yếu tố nước ngoài”. Loại tội phạm này gây ra thiệt hại về các mặt kinh tế, tài chính, xã hội… không chỉ cho một quốc gia mà còn cho một số quốc gia, đặc biệt có thể tác động tiêu cực có tính toàn cầu. Điển hình như tội phạm khủng bố quốc tế.
Chủ thể thực hiện tội phạm có tính chất quốc tế là các cá nhân hay băng nhóm tội phạm hoạt động với tư cách cá nhân, không đại diện cho quốc gia như trường hợp tội phạm quốc tế. Dấu hiệu cơ bản của loại tội phạm này là sự hiện diện của “yếu tố nước ngoài” trong nó. Sự thể hiện “yếu tố nước ngoài” trong hành vi tội phạm rất đa dạng và không dễ xác định. Nhìn chung, yếu tố nước ngoài của hành vi tội phạm có thể là hành vi này được thực hiện trên lãnh thổ nhiều quốc gia, hoặc được thực hiện ở một quốc gia nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia khác… Điều này có nghĩa, tội phạm có tính chất quốc tế thường có tính chất xuyên biên giới. Thuộc về nhóm tội phạm có tính chất quốc tế là tội cướp biển, tội buôn bán chất ma túy, tội buôn bán nô lệ, tội làm tiền giả… và gần đây nhất là các loại tội phạm tham nhũng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia… Các loại tội phạm có tính chất quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn khi được thực hiện với các công cụ công nghệ hiện đại.
2.Đặc trưng của tội phạm xuyên quốc gia là gì?
Đặc trưng của tội phạm xuyên quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng khi tìm hiểu tội phạm xuyên quốc gia là gì.
Trong lý luận cũng như thực tiễn quan hệ quốc tế, các học giả nghiên cứu luật hình sự quốc tế đã đưa ra các đặc trưng của loại hình tội phạm có tính chất quốc tế như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc, thẩm quyền tài phán đối với tội phạm có tính chất quốc tế là thẩm quyền tài phán quốc gia. Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với tội phạm diệt chủng, tội ác chống con người, không chỉ quốc gia có quyền xét xử, mà cộng đồng quốc tế với thẩm quyền tài phán quốc tế cũng có thẩm quyền trừng trị 2 loại tội phạm này, bởi vì 2 loại tội phạm trên được coi đồng thời là tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế.
Thứ hai, công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả nhất đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế là các điều ước quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu và khu vực. Các điều ước này quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện cam kết quốc tế bằng các phương thức chuyển hóa (nội luật hóa), dẫn chiếu điều ước quốc tế hoặc sử dụng luật trong nước. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc phân định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm có tính chất quốc tế.
Thứ ba, trong các điều ước quốc tế đa phương, khu vực luôn có quy tắc định danh tội phạm với các thành phần cấu thành nó và nghĩa vụ trừng trị bắt buộc các loại tội phạm có tính chất quốc tế như là tội phạm nghiêm trọng theo luật của quốc gia - nơi xét xử và trừng phạt, như khoản 1 Điều 2 Công ước Chống khủng bố bằng bom năm 1997 và một loạt các công ước quốc tế khác trong định chế tội phạm có tính chất quốc tế quy định…
Thứ tư, nguyên tắc aut dedere aut judicarc (hoặc xét xử hoặc dẫn độ) là nguyên tắc đặc thù đối với loại tội phạm có tính chất quốc tế. Nguyên tắc này quy định: quốc gia, nơi kẻ tội phạm đang có mặt, phải có nghĩa vụ hoặc là xét xử và trừng phạt thủ phạm, hoặc là dẫn độ cho nước khác xét xử. Dựa trên nền tảng các điều ước hữu quan, hiệu lực của các điều ước chuyên biệt về dẫn độ luôn bao trùm lên các tội phạm có tính chất quốc tế, đồng thời chính các điều ước quốc tế về các loại tội phạm có tính chất quốc tế cũng có thể được coi là cơ sở pháp lý độc lập để dẫn độ.
Có thể thấy rằng, quan niệm, các đặc trưng của tội phạm có tính chất quốc tế được phân tích ở trên hoàn toàn được thể hiện rõ ràng trong Công ước Palermo về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo) với những sự khác biệt nhất định đặc thù cho loại tội phạm này, mặc dù tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được xếp trong thành phần định chế tội phạm có tính chất quốc tế.
3.Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia theo Công ước Palermo năm 2000.
Vậy, tội phạm xuyên quốc gia là gì?
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 về ngăn chặn tội phạm được triệu tập trong khuôn khổ Liên hiệp quốc vào năm 1990 đã thông qua nghị quyết định hướng cơ bản các đường lối, chủ trương về ngăn chặn và kiểm soát tội phạm có tổ chức, đồng thời các điều ước quốc tế mẫu về vấn đề chống tội phạm xuyên quốc gia cũng đã được thông qua. Tại Hội nghị lần thứ 9 về chống tội phạm được tổ chức tại Ai Cập năm 1995 với đại diện của 140 quốc gia, cộng đồng quốc tế thông qua các khuyến nghị về 4 vấn đề nghị sự cơ bản, trong đó có vấn đề về các biện pháp đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Đây là các khuyến nghị có ý nghĩa và tác động quan trọng đến tiến trình đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Dựa trên cơ sở các khuyến nghị và điều ước quốc tế mẫu chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế đã tiến hành soạn thảo và thông qua Công ước quốc tế Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại trụ sở Liên hiệp quốc vào năm 2000.
Trong Công ước Palermo năm 2000 có ghi nhận định nghĩa về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xác lập phạm vi điều chỉnh của Công ước, theo đó, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là hành vi phạm tội được thực hiện ở nhiều quốc gia hoặc được thực hiện ở một quốc gia, nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hay điều khiển việc thực hiện tội phạm lại diễn ra ở một quốc gia khác, hoặc đây là hành vi tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động tội phạm ở nhiều quốc gia, hoặc tội phạm được thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến một quốc gia khác.
Trong định nghĩa nêu trên, tính chất xuyên quốc gia (xuyên biên giới) được thể hiện rất đa dạng, nhưng hành vi phạm tội phải liên quan tới ít nhất từ 2 quốc gia. “Nhóm tội phạm có tổ chức” là nhóm có thành phần cấu thành từ 3 cá nhân trở lên và tồn tại trong một thời gian nhất định, đồng thời hoạt động của nhóm như vậy có phối hợp với nhau nhằm mục đích thực hiện một hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi phạm tội đã được quy định trong Công ước này nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đạt được các lợi ích nhất định về tài chính hay vật chất khác .
Công ước Palermo đã rất chú trọng tới mối quan hệ giữa tính “có tổ chức” và “xuyên quốc gia” của hành vi tội phạm. Mối quan hệ này được nhấn mạnh trong nội dung pháp lý của Công ước với những giải thích cụ thể và rõ ràng. Phạm vi điều chỉnh của Công ước Palermo rộng, bao trùm các hành vi sau đây:
+ Hành vi tham gia nhóm tội phạm có tổ chức là những hành vi được thực hiện một cách cố ý, thỏa thuận với một hoặc nhiều người để thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc liên quan đến hành vi do một thành viên thực hiện để thỏa thuận hoặc liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức, nếu luật quốc gia quy định như vậy. Ngoài ra, hành vi tham gia nhóm tội phạm còn là hành vi cố ý đóng vai trò tích cực trong hoạt động tội phạm của nhóm tội phạm có tổ chức, những hoạt động khác của nhóm tội phạm này cũng như hành vi chỉ đạo, tổ chức hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện hoặc xúi giục việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức.
+ Hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội là các hành vi chuyển đổi, chuyển giao tài sản do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào phạm tội lẩn tránh pháp luật, hoặc là hành vi che giấu bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng, việc vận chuyển, quyền sở hữu hay những quyền khác đối với tài sản, là các hành vi chiếm hữu, sở hữu hoặc sử dụng tài sản do phạm tội mà có, cuối cùng hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội còn là các hành vi tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và thực hiện bất kỳ tội phạm nào được liệt kê ở trên (Công ước lưu ý việc các hành vi hợp pháp hóa tài sản nêu trên được định danh là tội phạm phải dựa trên và phù hợp với luật quốc gia có liên quan).
+ Hành vi tham nhũng cũng là loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Palermo. Theo quy định, đây là các hành vi cố ý, hứa hẹn, đề nghị trực tiếp hay gián tiếp một mối lợi không chính đáng cho một viên chức nhà nước hay thực thể khác, để viên chức đó hành động hoặc không hành động, cũng như hành vi gạ gẫm hoặc chấp nhận trực tiếp hay gián tiếp của viên chức nhà nước đối với một mối lợi nào đó không chính đáng giành cho người đó hay thực thể khác để viên chức nhà nước hành động hoặc không hành động trong khi thực hiện công cụ của mình.
+ Hành vi cản trở hoạt động tư pháp là tội phạm. Đây là hành vi sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hăm dọa, hứa hẹn, đề nghị hoặc cung cấp một mối lợi không chính đáng để người bị thẩm vấn khai sai sự thật hoặc để can thiệp vào việc đưa ra lời khai hay chứng cứ trong vụ án liên quan đến tội phạm được điều chỉnh trong Công ước. Đồng thời, theo Công ước các hành vi sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hăm dọa nhằm can thiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính thức của nhân viên tư pháp hoặc hành pháp liên quan đến các tội phạm được điều chỉnh theo Công ước đều là hành vi tội phạm.
+ Hành vi phạm tội nghiêm trọng là hành vi phạm tội có thể bị trừng trị theo khung hình phạt từ ít nhất là 4 năm hoặc một hình phạt nặng hơn.
Tìm hiểu thêm về khái niệm phạm tội và an ninh quốc gia.
4.Các câu hỏi thường gặp.
4.1.Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong tội phạm xuyên quốc gia là gì?
Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân phát sinh trong trường hợp pháp nhân tham gia các hành vi phạm tội thuộc diện điều chỉnh của Công ước liên quan đến nhóm tội phạm có tổ chức. Trong định chế tội phạm có tính chất quốc tế, không nhiều điều ước quốc tế về loại tội phạm này có quy định về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân.
4.2. Tại Việt Nam, tội phạm xuyên quốc gia nổi bật nhất là tội nào?
Tại Việt Nam, tội phạm xuyên quốc gia nổi bật nhất có thể kể đến là tội phạm buôn bán người, tội phạm ma túy, tội phạm công nghệ cao.
Xem thêm về khái niệm tội phạm nghiêm trọng.
Những vấn đề có liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia là gì cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được tội phạm xuyên quốc gia là gì sẽ giúp chủ thể xác định loại tội phạm này chính xác và đơn giản hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận