Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

Tội Phạm Về Quản Lý đất đai

1. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai là gì?

Tội vi phạm các quy định quản lý đất đai được quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

c) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

2. Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

– Mặt khách quan

+ Về hành vi

Có một trong các hành vi sau:

Có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

– Lạm dung chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là việc người phạm tội thực hiện những công việc vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của họ. (ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định thu hồi đất, trong khi việc thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện).

– Giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Được hiểu là hành vi thực hiện các nội dung này không đúng quy định của pháp luật vể đất đai. (ví dụ: Quyết định thu hồi đất nhưng không căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai về căn cứ thu hồi đất).

+ Dấu hiệu khác: Người có hành vi nêu trên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử lý kỷ luật (theo quy định của Luật công chức) về một trong các hành vi nêu ở trên mà còn vi phạm thì mởi phải chịu trách hình sự

+  Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn

+  Gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước.

– Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

– Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai (như ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường).

Xem thêm:

Tính chất quốc tế của tội phạm ma túy- Cập nhật năm 2022

3. Câu hỏi thường gặp

  • Hình phạt bổ sung của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thế nào?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Hậu quả của vi phạm quy định về quản lý đất đai là gì?

Khác với tội vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 của điều luật.

  • Mức phạt cao nhất của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai là bao nhiêu?

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    T
    Tuan
    Nuôi hổ xin giấy phép ntn vậy ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo