Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? (cập nhật 2023)

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, tùy theo tính chất và mức độ được phân thành nhiều loại khác nhau. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì để phần nào tháo gỡ vướng mắc cho mọi người. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có những thắc mắc liên quan tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì, thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

cac-loai-toi-pham

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì? 

Để tìm hiểu về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì chúng ta cùng xem qua về tội phạm hình sự đã được ACC thể hiện tại đây.

1. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Riêng đối với tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện, việc phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự.

2. Quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

2.1. Tội giết người

Giết người là hành vi tước đoạt mạng sống của người khác trái pháp luật. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Tội phạm giết người thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức án cao nhất là tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Giết 02 người trở lên;

– Giết người dưới 16 tuổi;

– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

….

2.2. Tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi khách quan của tội hiếp dâm được thực hiện qua 2 nhóm hành vi:

– Nhóm hành vi thứ nhất là nhóm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác.

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

+ Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được);

+ Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác…dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).

2.3. Tội mua bán trái phép chất ma túy

Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không kể có thu lợi hay không).

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

2.4. Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xuất hiện ở tội tham ô tài sản với 2 Khoản:

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù với mức cao nhất lên đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

3. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo