Tội mua bán nội tạng người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi mua bán nội tạng người là hành vi bị pháp luật nghiêm cấp. Không chỉ trực tiếp tác động đến tính mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của con người. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết tội mua bán nội tạng người sẽ bị xử phạt như thế nào nhé. Công ty Luật ACC có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và uy tín. Mời các bạn tham khảo bài viết này

noi-tang

mua bán nội tạng người

1. Có được phép mua bán nội tạng người không? 

Căn cứ vào Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định về các hành vi bị cấm lấy, hiến, nội tạng như sau:

  • Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
  • Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
  • Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
  • Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại….

Theo đó, hành vi mua bán nội tạng người là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. 

Tìm hiểu Bộ luật tố tụng hình sự và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

2. Tội mua bán nội tạng người bị xử phạt như thế nào

Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Các yếu tố cấu thành tội mua bán nội tạng người

3.1. Khách thế của tội phạm:

  • Xâm phạm đến sức khỏe con người, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người.
  • Đối tượng tác động: một bộ phận cơ thể người (tim, gan, tay, chân…) hoặc mô của con người (thận, giác mạc…).

3.2. Mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi phạm tội: Người phạm tội có hành vi mua bán bộ phận cơ thể hoặc mô của người như mua bán thận, mua bán 1 lá gan…
  • Tội phạm hoàn thành kể từ khi có hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

3.3. Chủ thể của tội phạm:

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

3.4. Mặt chủ quan của tội phạm:

  • Lỗi cố ý trực tiếp.
  • Động cơ, mục đích: đa dạng.

4. Công ty luật ACC tư vấn

Trên đây là một số thông tin liên quan đến mức sử phạt tội mua bán nội tạng người. Nếu có bất kỳ thắc nào cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ ACC luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng. ACC xin cảm ơn

5. Câu hỏi thường gặp

Mô, bộ phận cơ thể người là gì?

- Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

- Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

Các hành vi bị nghiêm cấm?

Tai khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Luật số 75/2006/QH11) có ghi rõ: Nghiêm cấm các hành vi: Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Bản chất của hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong y học là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định:

- Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

- Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

- Bộ phận cơ thể không tái sinh là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy.

- Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

- Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.

- Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.

- Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.

Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong pháp luật Việt Nam?

Căn cứ Điều 35 Bộ Luật dân sự 2015 quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định như sau:

- Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

- Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

- Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo