Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức ?

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống tiêu cực, các tệ nạn xã hội gia tăng,... là cơ sở làm phát sinh các loại tội phạm như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,...trong đó tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là một trong những tội xâm phạm sở hữu có diễn biến phức tạp, xảy ra thường xuyên gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và mỗi cá nhân. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức được hiểu ra sao ? Người phạm tội này sẽ nhận mức hình phạt như thế nào ?...Trong bài viết dưới đây, công ty Luật ACC sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức.

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

1. Phạm tội có tổ chức là gì ?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015

Là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người cùng thực hiện tội phạm có sự câu kết chặt chẽ. Người đồng phạm bao gồm:

-   Người tổ chức: đồng phạm với vai trò là người chỉ huy, cầm đầu và đưa ra kế hoạch để thực hiện hành vi phạm tội.

-    Người thực hành: đồng phạm với vai trò là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;

-    Người xúi giục: đồng phạm với vai trò là người dụ dỗ, kích động và thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội mà nếu không có hành vi xúi giục này thì hành vi phạm tội chưa chắc đã xảy ra hoặc xảy ra sớm hơn.

-    Người giúp sức: đồng phạm với vai trò người giúp sức là người tạo ra các điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội.

2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức được hiểu như thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp giữa những người cùng thực hiện tội phạm có sự cấu kết chặt chẽ (Khoản 2, Điều 17 Bộ Luật Hình sự năm 2015). Trong đó có thể bao gồm người tổ chức, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục, nhưng nhất định phải có sự tham gia của người tổ chức và người thực hành.Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đều có đủ những người giữ vai trò như trên mà có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành. Người thực hành phải là người trực tiếp thực hiện đồng thời cả hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản

Đối với trường hợp có nhiều người cùng thực hành thì không đòi hỏi mỗi người trong số đó phải thực hiện trọn vẹn hành vi đã được mô tả trong cấu thành tội phạm mà mỗi người có thể chỉ thực hiện một phần hành vi đó nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm, tức là có người thực hiện hành vi lừa đối và người thực hành khác thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và hành vi tổng hợp của những người đồng thực hành có đủ dấu hiệu hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối cụ thể lẫn nhau. Trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức thường là nhóm tội phạm được hình thành với phương thức hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, luôn có sự chuẩn bị chu đáo và  đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện và che giấu tội phạm thông qua nhiều hình thức thực hiện cùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Do đó, tội phạm có tổ chức có khả năng phạm tội nhiều lần, liên tục và gây ra hậu quả vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

3. Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

Khoản 2 Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015 là khung tăng năng thứ nhất, quy định chế tài lựa chọn mức hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức :

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

....”

Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức có thể sẽ đối mặt với mức hình phạt từ 02 đến 07 năm tù tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp quý khách hàng hiểu hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức. Nếu quý khách hàng còn gặp thắc mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức và muốn nhận được sự tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo