Pháp luật hình sự Việt Nam quy định về nhiều tội danh liên quan đến chiếm đoạt, cưỡng đoạt tài sản ví dụ như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,.....khiến nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Vậy bạn đã biết dấu hiệu của Tội danh cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự mới nhất khác với những tội danh khác. Cùng tìm hiểu qua bài dưới đây.
Tội danh cưỡng đoạt tài sản
1. Tội danh cưỡng đoạt tài sản là gì?
Cưỡng đoạt tài sản là chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng khác với các tội khác là việc chiếm đoạt qua cách đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác. Ví dụ:
Đe dọa sẽ làm hại, tổn thương người thân của nạn nhân
Đe dọa sẽ tung thông tin cá nhân, việc làm sai trái của nạn nhân.
2. Dấu hiệu tội danh cưỡng đoạt tài sản?
2.1. Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc đe dọa tung thông tin về những việc làm sai trái của người bị hại để làm cho người bị hại sợ hãi, lo lắng và giao tài sản cho người phạm tội, hành vi đe dọa phải gắn liền với hành vi đòi hỏi giao tài sản để chiếm đoạt. Tuy nhiên, người bị hải chưa phải giao tài sản ngay lập tức.
+ Đe doạ trực tiếp: đe doạ bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai
+ Đe doạ gián tiếp: qua các hình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… .
2.2. Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.3. Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân
2.4. Chủ thể:
Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản khi có hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, vì khoản 1 Điều 170 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
3. Tội danh cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự mới nhất bị xử phạt như thế nào
Căn cứ Điều 170 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về mức phạt của tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- e) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, tội cưỡng đoạt tài sản có các khung hình phạt sau đây l:
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Cách khởi kiện tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.”
Vậy bạn có thể tố giác người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền
5. Trình tự khởi kiện tội cưỡng đoạt tài sản
Bước 1: Nộp đơn tố cáo kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này cho cơ quan có thẩm quyền:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự
Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
Thẩm quyền điều tra
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Bước 3: Viện kiểm sát sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra và ra một trong ba quyết định sau:
Truy tố bị can trước Tòa án
Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can
Bước 4: Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bởi Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào Điều 268 đối thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án, Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án.
Bước 5: Sau giai đoạn xét xử, người phạm tội thi hành bản án và quyết định của tòa án.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Tội danh cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự mới nhất. Cưỡng đoạt tài sản tuy chưa chiếm được tài sản của người bị hại ngay nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bị hại. Vậy nên, pháp luật là công cụ hữu hiệu giúp chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, đừng quên mà hãy gọi chúng tôi ngay để được tư vấn nhanh chóng, đúng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận