Một trong những vấn nạn lớn nhất hiện nay trong xã hội chính là đánh bạc. Không phải hành vi đánh bạc nào cũng bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ và tính chất của hành vi đánh bạc mà người phạm tội đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu đánh bạc dưới 5 triệu thì pháp luật quy định xử lý hành vi đánh bạc trên 5 triệu như thế nào? ACC mời bạn tham khảo bài viết Tội đánh bạc trên 5 triệu bị phạt như thế nào?
Tội đánh bạc trên 5 triệu bị phạt như thế nào?
1. Tội đánh bạc là gì?
Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất.
“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào), được thua bằng tiền hay hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
2. Các yếu tố cấu thành tội đánh bạc
2.1. Chủ thể của tội phạm đánh bạc
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tội đánh bạc không thuộc vào trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nên độ tuổi của chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc là từ đủ 16 tuổi trở lên trong trường hợp hành vi vi phạm đủ cấu thành tội đánh bạc.
Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi đánh bạc trái phép là tất cả những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, làm chủ được hành vi cũng như nhận thức được hậu quả của mình gây ra và đủ độ tuổi theo như quy định trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình.
2.2 Khách thể của tội phạm đánh bạc
Tội phạm đánh bạc xâm phạm đến an ninh, trật tự công cộng và trật tự an toàn xã hội. Hành vi đánh bạc trái phép ảnh hưởng đến lối sống văn hóa, thuần phong mỹ tục của xã hội và được xem như một tệ nạn của xã hội.
2.3 Mặt khách quan của tội phạm đánh bạc
Hành vi khách quan
Hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào, có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hành vi đánh bạc trái phép là hành vi dùng tiền, tài sản khác có giá trị tham gia vào sự việc trái phép mà người thực hiện hành vi có thể được thua bằng tiền hoặc tài sản khác có giá trị khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Lưu ý:
Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Hành vi đánh bạc trái phép cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
– Thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khi xác định tội đánh bạc đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc củạ tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc riêng để xem xét như trên.
Hậu quả
Tội đánh bạc chỉ quy định hành vi khách quan mà không bắt buộc phải có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả của hành vi đánh bạc cũng không phải là yếu tố định khung hình phạt, mặc dù hành vi đánh bạc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội như: do đánh bạc mà dẫn đến các hành vi phạm tội khác như trộm cắp, cướp giật, cướp, cố ý gây thương tích, giết người, gây rối trật tự công cộng,… Pháp luật không quy định hậu quả là yếu tố định tội vì hậu quả mà tội đánh bạc gây ra có thể cấu thành tội phạm khác thậm chí có yếu tố nguy hiểm hơn tội đánh bạc. Trường hợp đánh bạc mà gây ra những hành vi phạm tội khác thì người phạm tội bị truy cứu đối với tội tương ứng theo quy định của pháp luật.
2.4 Mặt chủ quan của tội phạm đánh bạc
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mong muốn thực hiện hành vi đó, nhằm thu lợi cá nhân, lấy tiền, tài sản của người thua bạc.
3. Tội đánh bạc trên 5 triệu bị phạt như thế nào?
Tội đánh bạc là một loại tội phạm phổ biến, đã có từ rất lâu theo chiều dài lịch sử của đất nước. Hành vi đánh bạc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác, như trộm cắp, cố ý gây thương tích, giết người nhằm cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định về tội đánh bạc tại Điều 321 như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, theo quy định trên 5 triệu thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
4. Các tình tiết tăng nặng của tội đánh bạc là gì?
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết Tội đánh bạc là gì? – Cập nhật 2022. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận