Các quy định về tội chống người thi hành công vụ được đề cập đến trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Để biết kỹ hơn về khái niệm này, thế nào là tội chống người thi hành công vụ, ACC sẽ giải đáp cho các bạn trong bài viết bên dưới!
Trong đời sống, không ít hành vi cản trở việc thực hiện công vụ của các cá nhân có thẩm quyền xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý nhà nước nói riêng và an ninh trật tự nói chung. Do đó, để đảm bảo điều này, Bộ luật hình sự hiện hành có quy định về tội chống người thi hành công vụ. Vậy thế nào là tội chống người thi hành công vụ? Làm sao để nhận biết thì dưới đây, ACC sẽ đề cập nội dung này cho quý khách hàng có nhu cầu!
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại BLHS năm 2015
1. Thế nào là tội chống người thi hành công vụ?
Tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Hiểu một cách đơn giản thì đó được xem là một người sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lục hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người được nhà nước trao quyền, thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Người bị hại trong tội chống người thi hành công vụ thường là cán bộ, công chức, viên chức đang thực hiện nhiệm vụ.
2. Xử phạt đối với tội chống người thi hành công vụ như thế nào?
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, việc xác định một người vi phạm tội chống người thi hành công vụ phải đáp ứng đủ cấu thành hình phạt, gồm mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan, chủ thể. Bao gồm:
- Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ
- Có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ. Được thể hiện qua việc người phạm tội đã sử dụng sức mạnh có hoặc không kèm theo hung khí để tác động lên thân thể người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đánh
- Có hành vi đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội có các lời nói, cử chỉ sẽ sử dụng vũ lực để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ (như dọa sẽ đánh gãy tay, dọa móc mắt…)
- Có hành vi dùng thủ đoạn khác (ngoài các hành vi nêu trên) để uy hiếp người thi hành công vụ (như dọa đốt nhà, hủy hoại tài sản…).
- Khách thể của tội chống người thi hành công vụ
- Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức và những người được giao nhiệm vụ, công vụ.
- Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ
- Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Biết hành vi của mình là sai quy định pháp luật, không được phép làm nhưng vẫn cố tình thực hiện.
- Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ
- Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là bất kỳ người nào có trách nhiệm hình sự.
Theo đó, mức phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ và cao nhất là 07 năm tù.
Trên đây là những tư vấn của Luật ACC về các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ trên cơ sở kế thừa của Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi có nhu cầu tìm hiểu về các tội phạm trong BLHS nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng, quý khách hàng có thể liên hệ đến ACC để nhận được tư vấn qua Hotline 1900.3330
Nội dung bài viết:
Bình luận