Xử phạt chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người tham gia giao thông vi phạm tội chống người thi hành công vụ giao thông. Bởi vậy, trong bài viết bên dưới, ACC xin đề cập quy định về xử phạt hành chính tội chống người thi hành công vụ

Có thể nói, việc chống đối cảnh sát giao thông là một trong những hành vi chống người thi hành công vụ quy định trong bộ luật hình sự hiện hành. Họ là một trong những chủ thể thực thi quyền lực Nhà nước, thay mặt Nhà nước thực hiện và bảo vệ quyền của mình trên thực tế. Để nhằm quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định về tội chống người thi hành công vụ giao thông. Bài viết bên dưới ACC sẽ giúp bạn làm rõ điều này!

Toi-su-dung-trai-phep-chat-ma-tuy-theo-Bo-luat-Hinh-su

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại BLHS

1. Thế nào là tội chống người thi hành công vụ giao thông?

Tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định: “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”.

Theo đó, tại Điều 330 Bộ Luật hình sự quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

 đ) Tái phạm nguy hiểm.”

2. Xử phạt chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông

Theo quy định tại Điều 330, Bộ luật Hình sự năm 2015, người chống đối cảnh sát giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống đối người thi hành công vụ với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Trong đó, người chống đối cảnh sát giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ khi thực hiện một trong các hành vi:

- Dùng vũ lực chống đối cảnh sát giao thông: hành vi này được thể hiện qua việc dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp đến cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ như đấm, đá, chém,…

- Đe dọa dùng vũ lực với cảnh sát giao thông bằng cách dùng lời nói, cử chỉ đe dọa, uy hiếp khiến cảnh sát giao thông phải chấm dứt việc thi hành công vụ. Trong đó, sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ trở thành hiện thực.

- Các hành vi chống đối khác như: bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp thông tin bất lợi cho người thi hành công vụ,…

Nặng hơn, nếu chống đối cảnh sát giao thông bằng cách cố ý dùng vũ lực và gây thương tích cho bị hại thì người thực hiện vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích tại Điều 134, BLHS năm 2015.

3. Phạt tiền với hành vi chống đối cảnh sát giao thông

Trên thực tế, việc chống đối cảnh sát giao thông được thể hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau và không phải hành vi nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt với các hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

 “1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.”

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ nặng nhẹ của hành vi mà mức phạt tiền khi chống cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ sẽ có sự khác nhau.

Trên đây là những tư vấn của Luật ACC về các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ trên cơ sở kế thừa của Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi có nhu cầu tìm hiểu về các tội phạm trong BLHS nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng, quý khách hàng có thể liên hệ đến ACC để nhận được tư vấn qua Hotline 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (410 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo