Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội khác

Trên thực tế, có nhiều trường hợp vi phạm tội chống người thi hành công vụ dẫn đến chết người. Bởi vậy, các trường hợp như trên sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của BLHS hiện hành.

Các quy định về tội chống người thi hành công vụ được Bộ luật Hình sự năm 2015 đề cập và trở thành một trong những căn cứ để quy kết trách nhiệm cho người có hành vi vi phạm. Trên thực tế hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà rất nhiều trường hợp tội chống người thi hành công vụ dẫn đến chết người xảy ra. Bởi vậy, trong bài viết bên dưới, ACC sẽ cập nhật các quy định cho các bạn về vấn đề này.

Mở đại lý Mì tôm
Vẫn còn trường hợp nhầm lẫn tội chống người thi hành công vụ với các tội khác

1. Quy định về tội chống người thi hành công vụ

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể thực hiện một trong các hành vi khách quan sau:

- Hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đâm, chém…làm cho người thi hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc họ phải làm.

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nếu họ vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người phạm tội. Việc dùng vũ lực có thể được thực hiện ngay tức khắc hoặc không xảy ra ngay tức khắc.

- Dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật: là hành vi không phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mà bằng thủ đoạn khác như đe dọa sẽ công khai các thông tin liên quan đến bí mật gia đình, bí mật cá nhân, đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc người thân thích của họ nếu họ không ngừng thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật.

Bởi vì tội chống người thi hành công vụ được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp cho nên người phạm tội thuộc trường hợp này bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Vớ những tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Quy định về tội cố ý gây thương tích

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Từ đó, có thể thấy, khi vi phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu như có các tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm hoặc 07 năm đến 14 năm. Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

4. Quy định về tội chết người

Tội chết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, theo đó, người vi phạm thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Với những tội có tính chất nhẹ hơn, không thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 123, BLHS năm 2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Người chuẩn bị phạm tội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là những tư vấn của Luật ACC về các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chống người thi hành công vụ trên cơ sở kế thừa của Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi có nhu cầu tìm hiểu về các tội phạm trong BLHS nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng, quý khách hàng có thể liên hệ đến ACC để nhận được tư vấn qua Hotline 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1019 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo