Tội buôn lậu là gì? (cập nhật 2023)

Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm qua biên giới Việt Nam. Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tội buôn lậu là gì để phần nào tháo gỡ vướng mắc cho mọi người. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn có những thắc mắc liên quan tội buôn lậu là gì, thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn. ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

y

Tội Buôn Lậu Là Gì? (Cập Nhật 2023)

Để tìm hiểu về tội buôn lậu là gì chúng ta cùng xem qua về tội phạm hình sự đã được ACC thể hiện tại đây.

1. Tội buôn lậu là gì

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

" Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này […]”.

2. Hình phạt đối với tội buôn lậu

Theo điều luật quy định thì mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung 1 (khoản 1): Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Khung 2 (khoản 2): Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…

– Khung 3 (khoản 3): Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm khi: Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Khung 4 (khoản 4): Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên…

Ngoài ra, Bộ luật hình sự cũng bổ sung thêm hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

3. Đối tượng của tội buôn lậu

Đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý, di vật, cổ vật.... Cụ thể:

- Hàng hóa là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,...

Khái niệm hàng hóa rất rộng và bao gồm tất cả sản phẩm, trừ một số loại hàng hóa đặc biệt được quy định riêng với các tội phạm khác như: các chất ma túy, vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật,...

- Tiền Việt Nam: Đồng tiền ở đây không thực hiện chức năng trao đổi thanh toán mà là hàng hóa, là đối tượng của hành vi mua, bán. Đồng tiền là đối tượng của tội buôn lậu phải là Tiền Việt Nam hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

- Ngoại tệ: Là tiền nước ngoài đang lưu hành, không phải đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;

- Kim khí đá quý: Là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: vàng, bạc, bạch kim,...

- Đá quý: Là các loại đá tự nhiên và các loại thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành;

- Di vật là vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (Theo Luật di sản văn hóa 2001);

- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên (Theo Luật di sản văn hóa).

4. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tin tội buôn lậu là gì  cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về tin tội buôn lậu là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (900 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo