Toàn cầu hoá là gì

Toàn cầu hoá là gì? Cập nhật 2022

Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển của thế giới hiện đại. Vậy toàn cầu hoá là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Doctor Of Philosophy Program In Business Administration Gdns

1.Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.

2. Biểu hiện của toàn cầu hóa

  • Thương mại thế giới phát triển mạnh
  • Đầu tư nước ngoài tăng mạnh
  • Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
  • Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn,...

3. Các mặt tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa

+Tích cực

— Việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa cho phép các quốc gia có cơ hội phát triển đất nước và con người. Từ đó tạo ra những giá trị cuộc sống mới. Thay đổi đời sống nhận thức cũng như tưởng tượng của công dân nước mình theo chiều hướng hiện đại.

Toàn cầu hóa mang đến sự công bằng trong cạnh tranh xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quyền sống và quyền con người được ưu tiên hàng đầu.

Các sáng kiến mới cho đời sống xã hội và kinh tế được mở rộng. Tạo môi trường phát triển cho tri thức nhân loại. Là sự kết nối bền vững từ bên trong mỗi công dân chưa không đơn thuần là những vỏ bọc bên ngoài.

– Các chủ thể cùng hợp tác và đấu tranh, cùng tham gia hoạch định các thể chế về toàn cầu hóa kinh tế. Đó là các quốc gia có chủ quyền, các tổ chức kinh tế khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB, WTO) và TNCs. Mặc dù ưu thế thuộc về các nước phát triển nhất và TNCs lớn nhất, họ chi phối quyết sách của các tổ chức quốc tế, nhưng không phải họ có thể mặc sức làm mưa làm gió theo ý chí chủ quan của họ. Trên vũ đài quốc tế và trong từng tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa lực lượng tiến bộ với lực lượng đế quốc và không ít những thoả thuận phản ánh sự đấu tranh và thoả hiệp giữa các lực lượng đó.

– Phân cực giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển vẫn sâu sắc nhưng thế và lực của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét về các mặt: mức độ tham gia toàn cầu hóa kinh tế, mức chiếm giữ thị trường thế giới, sức cạnh tranh và khả năng chế ngự những nguy cơ của thị trường… các nước đang phát triển đều kém xa các nước phát triển, nên những nguồn lợi thu được từ toàn cầu hóa kinh tế của các nước đang phát triển cũng kém xa các nước phát triển. Vì thế, dù toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có cơ hội đẩy mạnh và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, nhưng một khi trật tự kinh tế thế giới hiện nay chưa được thay đổi căn bản thì sự phân hoá hai cực Bắc – Nam vẫn tiếp diễn, thậm chí có thể tăng thêm khi toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh.

+ Tiêu cực

— Tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá sẽ diễn ra sự phân hoá giàu và nghèo ngày càng sâu sắc và rõ rệt hơn trong xã hội, khi đó những bất công sẽ xảy ra nhiều hơn bởi vì đồng tiền đang lên ngôi. Kèm theo đó là quá trình giao lưu, tiếp xúc nếu sơ xảy sẽ làm mai một và sâu hơn là mất hẳn đi độc lập, tự chủ và vốn bản sắc dân tộc đang có, kèm theo những thuận lợ trên thì việc toàn cầu hoá xảy ra thì đối với những nước chưa thực sự phát triển hiện nay thì đây quả là một thách thức vô cùng lớn, việc các nước lớn phát triển đòi hỏi phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa, khó lòng theo kịp.

– Toàn cầu hóa kinh tế là xuất hiện tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược, nhưng không thuận buồm xuôi gió mà đầy mâu thuẫn. Toàn cầu hóa kinh tế mở rộng biên giới kinh tế vượt biên giới lãnh thổ quốc gia, mỗi nước tham gia toàn cầu hóa kinh tế, một mặt, phải thích nghi với những quy tắc chung, phải từ bỏ một số quyền lợi dân tộc nào đó, mặt khác vẫn phải bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhưng phân phối lợi ích lại ngày càng chênh lệch. Các nước phát triển muốn dựa vào ưu thế về nhiều mặt để duy trì trật tự kinh tế thế giới hiện tồn trong khi các nước đang phát triển lại muốn đòi lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, cùng có lợi. Toàn cầu hóa kinh tế đi cùng với khu vực hóa; tự do hóa xen lẫn với xu hướng bảo hộ, nên cạnh tranh toàn cầu lại diễn ra cùng với cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực, giữa tổ chức khu vực với quốc gia ngoài khu vực.

4.Một số câu hỏi liên quan

4.1. Toàn cầu hóa tiếng anh là gì?

-Trong tiếng anh, toàn cầu hóa được biết đến với tên gọi là Globalization.

-Đối với một vài trường hợp khác, chúng ta có thể sử dụng toàn cầu hóa với tên gọi là internationalize.

4.2. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?

Biểu thị ở các lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ

4.3. MỘT SỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH LIÊN QUAN

Bảng dưới đây đã tổng hợp lại một số các từ vựng tiếng anh liên quan đến Globalization - toàn cầu hóa trong tiếng anh. Cùng theo dõi bảng để mở rộng thêm vốn từ về lĩnh vực này nhé.

Nghĩa tiếng anh từ vựng

Nghĩa tiếng việt từ vựng

internationalize

quốc tế hóa

economic

kinh tế

culture

văn hóa

social

xã hội

development

sự phát triển

international exchange

giao lưu quốc tế

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được thế nào là Toàn cầu hoá. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Ngoài ra liên quan đến chủ đề trên bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác như B2B là gì và chiết khấu là gì . Như vậy, bài viết trên đây của Luật ACC đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin giải đáp cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, cần thiết, giúp cho những ai đang quan tâm đến vấn đề này có thể hiểu rõ hơn.

✅ Kiến thức: ⭕ Toàn cầu hóa
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo