Tờ trình là gì? Đặc điểm của tờ trình [Cập nhật 2024]

Tờ trình là một loại văn bản được sử dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tờ trình là gì và nắm rõ các quy định về tờ trình. Chính vì vậy mà Công ty Luật ACC sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về tờ trình qua bài viết sau đây. Mời quý khách hàng cùng theo dõi.

Tờ trình là gì

Tờ trình là gì

1. Tờ trình là gì?

Tờ trình là một loại văn bản quen thuộc mà chúng ta thường nghe tên. Tờ trình thường được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp và trong các cơ quan Nhà nước.

Đây là văn bản dùng để trình bày một vấn đề gặp phải, đề xuất một vấn đề, sự việc với cấp trên, quản lý hay đề xuất phê chuẩn một chủ trương, giải pháp để xin ý kiến chỉ đạo, kết luận của cấp trên.

2. Đặc điểm của tờ trình

Từ cách hiểu về tờ trình như đã nêu, dễ dàng nhận thấy tờ trình có đặc điểm sau đâu:

- Nội dung, chủ đề được đề cập trong tờ trình là đa dạng, phong phú, nội dung không bị bó hẹp trong những nội dung nhất định theo khuôn mẫu.

- Tờ trình vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản như:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên tờ trình;
  • Lý do viết tờ trình;
  • Nội dung cụ thể của tờ trình;
  • Chữ ký.

- Mục đích sử dụng tờ trình là trình bày các ý kiến, các vấn đề để lấy ý kiến, lấy biểu quyết, sự thông qua của những người có thẩm quyền.

3. Bố cục tờ trình

Một tờ trình có bố cục như sau sẽ đảm bảo được các nội dung cũng như hình thức:

Phần mở đầu: Phần này nêu rõ lý do vì sao viết tờ trình. Phần này chúng ta có thể nêu những lý do xuất phát từ thực tiễn để tạo nên sự khách quan cho nội dung.

Phần nội dung chính: Phần này đưa ra các phương án, những phân tích và chứng minh sự khả khi trong việc thực hiện các đề xuất đã đề cập. Ngôn ngữ ở phần này cần có tính thuyết phục cao, nội dung trình bày rõ ràng, mạch lạc, cụ thể, hạn chế việc viết chung chung, khó hiểu. Ở phần này người viết có thể bổ sung thêm các dẫn chứng thực tế hay những tài liệu có độ chính xác, tin cậy từ những nguồn cụ thể để tạo nên sự thuyết thực, tính khách quan, chính xác cho tờ trình. Lưu ý việc lựa chọn các dẫn chứng phải được kiểm tra nguồn cụ thể, có độ tin cậy cao, số liệu chính xác để khi phải xác minh sẽ đảm bảo tính trung thực. Phần này có thể chia thành những ý nhỏ để người đọc dễ hiểu, dễ hình dung.

Phần kiến nghị, đề xuất: Sau khi trình bày xong nội dung chính, phần kiến nghị, đề xuất phê duyệt các phương án sẽ được trình bày một cách xác đáng, chặt chẽ. Để được phê duyệt các đề xuất, kiến nghị thì những đề xuất, kiến nghị đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp và giải quyết được các tình tình, vấn đề đang tồn tại. Ở phần này, người viết càng nêu chi tiết các đề xuất càng tốt, phần mô tả chi tiết có thể làm ở dạng đính kèm để cụ thể hóa đề xuất của mình.

Như vậy, nội dung của tờ trình cần được người viết chú ý, lựa chọn văn phong phù hợp ở mỗi phần nội dung khác nhau. Tuy nhiên điều cần được lưu ý hơn cả là những thông tin, số liệu khách quan, chính xác; tránh trường hợp sử dụng những số liệu không đảm bảo độ tin cậy, gây ảnh hưởng đến kết quả của việc trình tờ trình.

4. Câu hỏi thường gặp

Tờ trình là gì?

là một loại văn bản quen thuộc mà chúng ta thường nghe tên. Tờ trình thường được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp và trong các cơ quan Nhà nước.

Bố cục của tờ trình bao gồm mấy phần?

03 phần.

Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình;

Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.

Mục đích sử dụng tờ trình là gì?

Là trình bày các ý kiến, các vấn đề để lấy ý kiến, lấy biểu quyết, sự thông qua của những người có thẩm quyền.

Tờ trình vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản nào?

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên tờ trình;
  • Lý do viết tờ trình;
  • Nội dung cụ thể của tờ trình;
  • Chữ ký.

Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi tờ trình là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1165 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo