Hiện nay, việc công dân nói chung, những người lao động nói riêng đều thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội để nhằm việc bảo đảm về quyền và lợi ích khi xảy ra rủi ro, tai nạn đáng tiếc không mong muốn. Khi người dân thực hiện việc đóng bảo hiểm thì sẽ được cấp một sổ bảo hiểm theo như quy định của pháp luật. Trong sổ bảo hiểm có quy định về bìa của sổ bảo hiểm xã hội và tờ rơi ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội vậy vì lý do nào đó như làm mất, làm hỏng mà người dân muốn xin cấp lại phần tờ rời ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội có được không? Nếu được thì thủ tục xin cấp lại phần tờ rời ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo như quy định của pháp luật được thực hiện như thế nào? Bài viết Xử lý trong trường hợp tờ rời bảo hiểm xã hội bị rách dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Sổ BHXH là giấy tờ ghi nhận quá trình đóng và tham gia BHXH của NLĐ.
2. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016; thì sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi khi có lao động nghỉ việc, nghỉ hưu; hoặc khi người sử dụng lao động chuyển địa chỉ hoạt động; dẫn đến việc phải thay đổi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội.
3. Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì?
Các trang tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là phần quan trọng; ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định chỉ một số trường hợp nhất định; người lao động mới được cấp lại tờ rời này.
Các trang tờ rời sổ BHXH ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia; gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó, tờ rời chốt sổ được cấp khi người tham gia ngừng đóng; để bảo lưu thời gian đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH; bảo hiểm thất nghiệp. Còn tờ rời hàng năm được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp, là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH; BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.
Như vậy, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu của sổ bảo hiểm xã hội; để xác nhận một số thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động…
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2.Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Như vậy, theo quy định trên thì tờ rời bảo hiểm xã hội bị rách được coi là trường hợp tờ rời sổ BHXH bị hỏng nên sẽ làm thủ tục cấp lại tờ rời sổ BHXH.
4. Tờ rời bảo hiểm xã hội để làm gì?
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 (nay đã được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH 2020), khi đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế... người lao động nhận được sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hàng năm...
Cũng theo Quyết định này, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội khi phát sinh trường hợp:
- Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
- Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
- Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.
- Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, sẽ in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Còn theo Công văn 1949/BHXH-CST của Bảo hiểm xã hội TP.HCM, mẫu sổ BHXH do BHXH Việt Nam ban hành gồm 2 loại:
- Sổ BHXH theo mẫu cũ (loại 24 trang hoặc 48 trang): ghi quá trình tham gia BHXH đến tháng 12/2009 từ 01/01/2010 chuyển qua in tờ rời sổ theo mẫu mới.
- Sổ BHXH theo mẫu mới (áp dụng từ 01/01/2009 trở đi theo quyết định 555/QĐ-BHXH) gồm: tờ bìa sổ BHXH, các trang tờ rời sổ BHXH và mẫu 07/SBH (nếu có).
Các trang tờ rời sổ BHXH ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia gồm: tờ rời hàng năm và tờ rời chốt sổ. Trong đó, tờ rời chốt sổ được cấp khi người tham gia ngừng đóng để bảo lưu thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Còn tờ rời hàng năm được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.
Như vậy, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu của sổ bảo hiểm xã hội để xác nhận một số thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động…
5. Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không?
Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Các tờ rời bảo hiểm xã hội
- Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; (hoặc giấy tờ khác liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động).
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động(01 bản/người);
Như vậy, hồ sơ chốt sổ BHXH cần có đầy đủ các tờ rời; nếu thiếu sẽ không đủ điều kiện thực hiện. Vì thế, thiếu tờ rời BHXH không chốt sổ BHXH được. Cần đi làm thủ tục xin cấp lại tờ rời trước khi làm thủ tục chốt sổ BHXH.
6. Thủ tục cấp lại tờ rời BHXH tiến hành thế nào?
Hiện nay, trong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần yêu cầu phải có sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bìa sổ và tờ rời). Vì thế, nếu bạn đã mất tờ rời bạn sẽ không rút được tiền BHXH 1 lần nên bạn phải làm thủ tục xin cấp lại tờ rời bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, hồ sơ cấp lại tờ rời được quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
6.1. Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ
Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH có thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Sổ BHXH đã cấp.
Tùy từng trường hợp mà hồ sơ đề nghị cấp lại sổ sẽ có sự khác nhau.
- Cấp lại sổ do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu).
- Cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ:
Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu); Hồ sơ kèm theo: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh cấp theo quy định; chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu…
Đơn vị sử dụng lao động: Bảng kê thông tin (theo mẫu). Đối với tường hợp mất, hỏng tờ rời bảo hiểm xã hội thì hồ sơ bao gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (theo mẫu quy định).
6.2. Về thời gian giải quyết
Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Thời gian giải quyết không quá: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội. Có thể kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục lên 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Như vậy, bạn cần nộp đầy đủ các giấy tờ trên tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi chốt sổ sau cùng cho bạn để thực hiện cấp lại các tờ rời của sổ.
7. Quy định về hình thức sau khi cấp lại tờ rời, cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội
- Bìa sổ bảo hiểm xã hội: In khi cấp lại
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: In đầy đủ các nội dung như bìa sổ bảo hiểm xã hội đã cấp. Nếu cấp lại lần thứ nhất, thì ghi "cấp lần 2", cấp lại lần thứ hai thì ghi "cấp lần 3" như sau:
Nội dung in trên trang 1: Tại ô trống ghi các dòng chữ:
- Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
- Dòng thứ hai: Ghi từ "số sổ" và "số định danh của người tham gia", bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới dòng ghi "số sổ" thì ghi thêm dòng chữ "cấp lần...", bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ: In theo nội dung thay đổi
- Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội: In cấp lại tờ rời sổ bảo hiểm xã hội:
+ Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại một đơn vị: In quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị đó
+ Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại nhiều đơn vị: in quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở những đơn vị đó
+ Trường hợp người tham gia cấp lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện: in toàn bộ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa hưởng, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hưởng.
+ Trường hợp người tham gia cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng
+ Trường hợp người tham gia đang bảo lưu cấp lại, điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: In dòng tổng thời gian quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng
+ Ở góc trên, bên phải tờ rời, cùng hàng với dòng chữ "Ngày, tháng, năm sinh", in thêm dòng chữ "Tờ....cấp lần....".
Nội dung bài viết:
Bình luận