Mẫu tờ khai đăng ký khai tử theo quy định mới 2024

Sự ra đi của người thân là một mất mát to lớn, khiến gia đình chìm trong đau buồn và cần tập trung lo liệu nhiều thủ tục phức tạp. Việc đăng ký khai tử là một trong những thủ tục quan trọng cần hoàn thành để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản thừa kế, bảo hiểm, an sinh xã hội,...

Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc tự điền tờ khai đăng ký khai tử do thiếu hiểu biết về quy định mới nhất và cách thức điền thông tin chính xác. Nhằm hỗ trợ quý khách hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác, chúng tôi xin cung cấp mẫu tờ khai đăng ký khai tử theo quy định mới 2024 cùng hướng dẫn chi tiết điền thông tin từng mục.

1. Mẫu tờ khai đăng ký khai tử theo quy định mới 2024

Mẫu Tờ khai đăng ký lại khai tử mới nhất năm 2022? Thủ tục đăng ký lại khai  tử tiến hành như thế nào?

 

2. Những thông tin cần lưu ý khi viết tờ khai đăng ký khai tử là:

Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch 2014, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

* Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử

Theo quy định tại Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử cho người chết là UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Trong trường hợp không xác định được nơi chết cuối cùng thì sẽ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Ví dụ: UBND phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trong trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chết ở Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử sẽ là UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết hoặc nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện xác chết của người đó.

Ví dụ: UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

* Phần họ tên của người đi khai tử và người được khai tử
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì khi viết họ, chữ đệm, tên người chết phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.

Ngoài ra, thông tin về giấy tờ tùy thân có thể là số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân. Khi đó phải ghi rõ số, ngày cấp, cơ quan cấp các giấy tờ nêu trên.

Ví dụ: NGUYỄN VĂN A - Chứng minh nhân dân số 012345xxx do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2015.

* Nội dung mục “đã chết vào lúc”
Mục “đã chết vào lúc” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử, ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút chết thì bỏ trống. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy báo tử như sau:

- Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử nếu người chết chết tại cơ sở y tế

- Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy xác nhận thay Giấy báo tử nếu người chết chết do thi hành án tử hình

- Cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y sẽ thay Giấy báo tử nếu người chết chết trên phương tiện giao thông, do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn

- UBND xã sẽ có trách nhiệm cấp Giấy báo tử trong các trường hợp còn lại

* Nội dung của mục “Nơi chết”
Đối với mục “Nơi chết” thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở của cơ sở y tế trong trường hợp chết tại cơ sở y tế.

Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Trường hợp chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.

Ví dụ: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

* Cách ghi mục “Nguyên nhân chết”
Mục “nguyên nhân chết” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử được hướng dẫn ở phần (3) nêu trên; trường hợp chưa xác định được nguyên nhân chết thì để trống.

6. Phần ghi về Giấy báo tử/giấy tờ thay Giấy báo tử
Về phần Giấy báo tử, giấy tờ thay thế cho giấy báo tử thì phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan, tổ chức cấp.

Ví dụ: Giấy báo tử số 05/UBND-GBT, UBND phường Lam Sơn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng cấp ngày 05/01/2016.

3. Thời hạn đi đăng ký khai tử


Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 thì thời hạn đi đăng ký khai tử là 15 ngày kể từ ngày có người chết. Việc đăng ký khai tử sẽ do:

-Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử

- Nếu không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

Theo đó, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định hành vi đăng ký khai tử quá hạn sẽ không bị xử phạt hành chính. Nhưng hành vi cố tình không đăng ký khai tử cho người mất nhằm mục đích trục lợi thì có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng – 10 triệu đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

4. Lệ phí đăng ký khai tử


Về lệ phí thì Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định, nếu đi đăng ký khai tử đúng hạn thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký. Nhưng khi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch thì phải nộp lệ phí.

Ngoài ra, tại Quyết định 1380/QĐ-TTg ngày 18/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc liên thông thủ tục đăng ký khai tử và hưởng chế độ tử tuất. Theo đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và các hộ gia đình, các thủ tục sau sẽ được liên thông:

- Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú

- Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất

- Liên thông thủ tục đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ mai táng phí

Trên đây là Mẫu Tờ khai đăng ký khai tử mới nhất kèm hướng dẫn chi tiết, cụ thể và ví dụ dễ hiểu nhất. Để tìm hiểu các thông tin về hộ tịch, mời đọc tiếp tại đây.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo