Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không ? Bạn đã biết về điều này chưa ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây nhé !
Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không ?
1. Pháp nhân là gì ?
Cụ thể theo quy định tại Điều 74 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định chi tiết về Pháp nhân như sau :
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quy định của pháp luật về Pháp nhân thương mại
a. Điều lệ của pháp nhân
Cụ thể theo quy định tại Điều 77 quy định chi tiết về Điều lệ của pháp nhân như sau :
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
b. Tên gọi của pháp nhân
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật dân sự 2015 quy định chi tiết về Tên gọi của pháp nhân như sau :
1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
c. Trụ sở của pháp nhân
Cụ thể theo quy định của Điều 79 quy định chi tiết về Trụ sở của pháp nhân như sau :
1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.
d. Quốc tịch của pháp nhân
Cụ thể theo quy định tại Điều 80 quy định chi tiết về Quốc tịch của pháp nhân như sau :
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
e. Tài sản của pháp nhân
Cụ thể theo quy định tại Điều 81 quy định chi tiết về Tài sản của pháp nhân như sau :
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
f. Thành lập, đăng ký pháp nhân
Cụ thể theo quy định tại Điều 82 quy định chi tiết về Thành lập, đăng ký pháp nhân như sau :
1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai
3. Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không ?
Cụ thể theo quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Vì vậy, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
a. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.
2. Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.
3. Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Như vậy, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như sau:
+ Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.
+ Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.
+ Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.
+ Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
b. Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác là gì?
Cụ thể theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Quyền của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác có tên riêng.
2. Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
6. Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.
7. Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ hợp tác
1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
3. Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ hợp tác có quyền:
+ Tổ hợp tác có tên riêng.
+ Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 Bộ luật Dân sự 2015 và pháp luật khác có liên quan.
+ Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.
+ Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, tổ hợp tác cũng có các nghĩa vụ:
+ Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.
+ Thực hiện các quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.
Trên đây là những nội dung về do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Trên đây là những nội dung về Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không ? do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Nội dung bài viết:
Bình luận