Tổ chức xã hội là gì? Cơ cấu tổ chức, thành lập ra sao?

Tổ chức xã hội là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tổ chức xã hội là gì và những quy định về tổ chức xã hội. Chính vì vậy, Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng bài viết sau đây để cung cấp các thông tin về tổ chức xã hội.

tổ chức xã hội là gì

Tổ chức xã hội là gì?

1. Tổ chức xã hội là gì?

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức được thành lập dựa trên sự tự nguyện của công dân, với mục đích là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các thành viên, đồng thời tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận.

2. Đặc điểm của tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội có những đặc điểm sau đây:

- Tổ chức xã hội được thành lập dựa trên sự tự nguyện ý chí của các thành viên. Những thành viên này có thể là những người có chung sở thích, chung công việc, hay cùng giai cấp.

- Tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng của tổ chức xã hội, giúp phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức khác. Mục đích hoạt động của tổ chức xã hội là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của các thành viên trong tổ chức.

- Việc hoạt động của tổ chức xã hội dựa trên các nguyên tắc, điều lệ mà chính tổ chức đó đặt ra. Tuy nhiên những nguyên tắc, điều lệ này cũng đảm bảo không trái những quy định pháp luật.

- Khi tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nhân danh chính mình.

3. Phân loại tổ chức xã hội

Hiện nay, tổ chức xã hội có thể phân thành tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức tự quản và các tổ chức xã hội khác. Những tổ chức xã hội được liệt kê nêu trên là những tổ chức thường xuất hiện, quen thuộc với chúng ta. Tất cả những tổ chức này đều được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, mục đích hoạt động nhằm đảm bào quyền, lợi ích hợp pháp cho các thành viên.

- Tổ chức chính trị: Đây là tổ chức xã hội mà các thành viên có cùng một khuynh hướng chính trị cụ thể. Thành viên có thể là người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội. Nhiệm vụ của tổ chức chính trị là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.

- Tổ chức chính trị - xã hội: Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động đạt hiệu quả. Tổ chức này góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển của đất nước.

Theo Hiến pháp 2013 thì công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội.

- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: Tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến và nhu cầu của cơ quan Nhà nước nhằm mục đích trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.

4. Một số câu hỏi liên quan

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hôi trong lĩnh vực xây dựng pháp luật là gì?

Tổ chức xã hội không phải là thiết chế nằm trong bộ máy nhà nước ở mức đô khác nhau, các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình soạn thảo, ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật của nhà nước. Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật góp phần đảm bảo mở rộng dân chủ đồng thời có thể giảm bớt những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động ban hành pháp luật, nhằm tăng cường tính khả thi và có hiệu quả hơn trong thực tế.

Có mấy loại tổ chức xã hội?

– Tổ chức chính trị

– Tổ chức chính trị xã hội

– Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp

Hội nông dân Việt Nam là gì?

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức phi chính phủ là gì?

“Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi tổ chức xã hội là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (458 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo