Tổ chức sự nghiệp công lập là gì? (cập nhật 2024)

Tổ chức sự nghiệp công lập là một bộ phận quan trọng trong xã hội. Vậy tổ chức sự nghiệp công lập là gì? Để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây. 

Tổ Chức Sự Nghiệp Công Lập Là Gì

1. Tổ chức sự nghiệp công lập là gì? 

Tổ chức sự nghiệp công lập là tên gọi được nhiều người sử dụng thay cho khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập được quy định trong luật. 

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 thì đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

2. Phân loại tổ chức sự nghiệp công lập?

Theo quy định của Luật Viên chức 2010 thì tổ chức sự nghiệp công lập được phân loại như sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

3. Điều kiện thành lập tổ chức sự nghiệp công lập là gì?

Điều kiện để thành lập tổ chức sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP. Theo đó tổ chức sự nghiệp công lập để được thành lập cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện giải thể tổ chức sự nghiệp công lập là gì?

Điều kiện để giải thể tổ chức sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP. Theo đó tổ chức sự nghiệp công lập được giải thể nếu đủ các điều kiện sau:

  • Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
  • Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
  • Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;
  • hực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài ngoài các điều kiện nêu trên thì còn cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Trường học có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?

Trường học là đơn vị sự nghiệp công lập nếu được thành lập theo quy định pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập. 

5.2. Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính là gì?

Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công  lập là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công, giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, phân loại mức độ tự chủ tài chính. 

Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công gồm Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. 

5.3. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là gì? 

Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chính là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước, được thành lập bởi các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân hoặc liên doanh giữa các tổ chức với nước ngoài, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ các thông tin tham khảo liên quan đến vấn đề tổ chức sự nghiệp công lập là gì mà ACC muốn cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu bạn đọc có thắc mắc khác hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư uy tín của ACC, mời bạn đọc liên hệ ngay đến ACC qua số hotline 1900 3330 hoặc qua số zalo 084 696 7979 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn của chúng tôi. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo