Tổ chức phi chính phủ là gì? Và bản chất [2024]

Bạn có biết tổ chức phi chính phủ là gì? Hiện nay, có nhiều tổ chức phi chính phủ được thành lập ở nhiều quốc gia. Các tổ chức này chủ yếu hoạt động ở các nước chưa phát triển và đang phát triển nhằm tham gia vào các dự án với khuôn khổ hoạt động nhân đạo, từ thiện; đồng thời mở rộng sang nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, giáo dục, môi trường, nhân quyền, dân chủ, chính trị, tôn giáo,… Vậy tổ chức phi chính phủ là gì? Vai trò của các tổ chức này như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết hơn về câu hỏi tổ chức phi chính phủ là gì trong bài viết dưới đây.

Tổ chức phi chính phủ là gì
Tổ chức phi chính phủ là gì

1. Tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ (Non - Governmental Organization) là tổ chức xã hội do cá nhân hay tập thể đứng ra thành lập nhằm huy động các nguồn tài chính để hoạt động vì nhiều mục đích khác nhau. Tiền thân của tổ chức phi chính phủ là các tổ chức xã hội hoạt động từ thiện, nhân đạo, cứu trợ, giúp đỡ những người bất hạnh trong cuộc sống là nạn nhân chiến tranh, gặp rủi ro về thiên tai.

Tổ chức phi chính phủ không thuộc khu vực nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Có thể hiểu là nếu có phát sinh lợi nhuận, thì khoản này không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.

Một số đặc điểm về tổ chức phi chính phủ theo pháp luật của Việt Nam:

  • Tổ chức phi chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với Chính phủ.
  • Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, có sự quản lý Nhà nước.
  • Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân.
  • Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.

2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ là gì?

Tổ chức phi chính phủ có vai trò lớn lao trong việc phát huy tích cực xã hội quần chúng. Tích cực xã hội là những biểu hiện của sự hoạt động có ảnh hưởng tích cực về mặt xã hội và hoàn thiện phẩm chất trong mọi lĩnh vực: Xã hội, chính trị, kinh tế và tinh thần. Tương ứng với từng lĩnh vực đó, vai trò to lớn trong việc phát triển tính tích cực của từng công dân. Có thể nói Tổ chức phi chính phủ là môi trường xã hội giáo dục và rèn luyện ý thức dân chủ, năng lực và thực hành dân chủ cho các công dân.

Tổ chức phi chính phủ không chỉ góp phần cải thiện sinh kế của người dân, nâng cao vai trò giới và nâng cao thể chế. Bên cạnh đó, tổ chức phi chính phủ còn có vai trò trong tiếp cận nguồn lực chính phủ, y tế, giáo dục, nâng cao vị thế phụ nữ, nâng cao nhận thức, tăng phúc lợi xã hội, môi trường, kế hoạch hóa gia đình.

3. Một số tổ chức phi chính phủ tiêu biểu

Sau đây là danh sách một số tổ chức phi chính phủ tiêu biểu, có nhiều đóng góp mạnh mẽ cho xã hội và cộng đồng.

  • Dịch vụ nhân đạo cho trẻ em Việt Nam (HSCV)
  • Hiệp hội Quốc tế về Trao đổi Sinh viên Thực tập Nghề nghiệp (IAESTE)
  • Viện Hỗ trợ Quốc tế và Đoàn kết (IFIAS)
  • Thiếu niên Quốc tế (JCI)
  • Từ thiện trẻ em Sài Gòn (SCC)
  • Tổ chức Minh bạch Quốc tế
  • Vietnam les enfants de la dioxine (VNED)
  • Action on Poverty tại Việt Nam (AOP)
  • AIESEC
  • Oxfam
  • Save the children
  • Plan International
  • CARE International
  • Làng trẻ em SOS
  • World Vision – Tầm nhìn thế giới
  • ActionAid
  • UNICEF Việt Nam – Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
  • World Food Programme – Chương trình Lương thực Thế giới
  • World Wide Fund For Nature – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
  • Bác sĩ không biên giới (Doctors Without Borders)

4. Những câu hỏi thường gặp.

Khái niệm tổ chức phi chính phủ?

Phải quan niệm, đây là những hoạt động không vì lợi nhuận, tham gia vào các sinh hoạt phát triển kiện toàn xã hội. Liên Hiệp quốc là cơ quan đa quốc gia đưa ra khái niệm như sau:

"Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có được gây quỹ tại Việt Nam?

Pháp luật Việt Nam có quy định các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì được thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm tại Điều 4 và các hoạt động đó phải phù hợp với nội quy được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.

Trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ra sao?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài như sau:

"1. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này), đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt động được xác định trong Giấy đăng ký.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo, tiến hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này) yêu cầu."

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có được phép thuê trụ sở tại Việt Nam hay không?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở và nhân viên như sau:

"Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở và được tuyển nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép, phù hợp với Giấy đăng ký và các quy định của pháp luật Việt Nam."Theo đó các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở một cách bình thường. Ngoài ra còn được tuyển nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng. Tuy nhiên cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về tổ chức phi chính phủ là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1169 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo