Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Hình thức và nội dung của tổ chức lại doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp đang có nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng, nhưng với sự cạnh tranh nên nhiều doanh nghiệp muốn tổ chức lại để phù hợp hơn với mình. Bài viết dưới đây sẽ trình bày giải thích rõ về vấn đề “Tổ chức lại doanh nghiệp.” Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

     Tổ chức lại doanh nghiệp là việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Quá trình này có thể bao gồm các thay đổi về: cấu trúc tổ chức từ các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Quy trình hoạt động đơn giản hoá các quá trình các thủ tục để tăng hiệu quả cụ thể quy định tại Khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. 

2. Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệp 

    Đặc điểm pháp lý của tổ chức lại doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi những điều như sau: 

  • Về đối tượng: Tổ chức lại doanh nghiệp liên quan đến việc thay đổi cấu trúc và tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Đối tượng của quá trình này là doanh nghiệp bao gồm cả các loại hình doanh nghiệp khác nhau như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân … Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, một số biện pháp tổ chức lại cụ thể như chia, tách, sáp nhập, hợp nhất có thể áp dụng hoặc không.
  • Về tính chất: Quá trình tổ chức lại doanh nghiệp có thể làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh và cả loại hình của doanh nghiệp. Cụ thể, tổ chức lại có thể dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp mới hoặc thậm chí là một loại hình doanh nghiệp khác. Nó cũng có thể làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thông qua sáp nhập hoặc hợp nhất.
  • Về hệ quả pháp lý: Quá trình tổ chức lại doanh nghiệp thường đi kèm với việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp tham gia. Điều này giúp giảm thiểu các tác động không cần thiết đối với đối tác và người lao động của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp thường tập trung vào việc tối ưu hóa cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất và sự phát triển bền vững.
  • Về hình thức thực hiện tổ chức lại: Quá trình này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp. Mỗi biện pháp này đều có các quy định pháp lý riêng và yêu cầu các thủ tục khác nhau để thực hiện.
Tổ chức lại doanh nghiệp (Hình ảnh minh hoạ)

Tổ chức lại doanh nghiệp (Hình ảnh minh hoạ)

3. Hình thức và nội dung của tổ chức lại doanh nghiệp.

     Tại Chương IX Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Hình thức chia công ty: Quy định theo Điều 198 của Luật Doanh Nghiệp 2020 các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được phép chia cắt tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, thành viên và cổ đông để tạo ra hai hoặc nhiều công ty mới. Quy trình này bắt buộc phải thông qua nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty, và cần bao gồm các chi tiết như tên và địa chỉ của công ty, nguyên tắc và thủ tục phân chia tài sản, kế hoạch sử dụng lao động, phương thức phân chia cổ phần, và thời hạn thực hiện. Công ty mới được thành lập thông qua việc bầu hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý và tiến hành đăng ký kinh doanh. 

Công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các công ty mới sẽ kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích pháp lý của công ty bị chia. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty mới.

  • Hình thức tách công ty:  Theo Điều 199 của Luật Doanh Nghiệp 2020, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của mình để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Quy trình này yêu cầu công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có), đồng thời đăng ký doanh nghiệp cho các công ty được tách. 

Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần bao gồm việc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty, bao gồm các nội dung như tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách được phân biệt thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm các chức vụ quản lý và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

  • Hình thức hợp nhất công ty: Theo Điều 200 của Luật Doanh Nghiệp 2020, hai hoặc nhiều công ty (được gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất để thành lập một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), và đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Quy trình hợp nhất công ty bao gồm việc công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất và dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải bao gồm các chi tiết như tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất và công ty hợp nhất, thủ tục và điều kiện hợp nhất, phương án sử dụng lao động, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, vốn góp, cổ phần, trái phiếu và thời hạn thực hiện hợp nhất. Các thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. 

Hợp đồng hợp nhất cần được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt tồn tại và công ty hợp nhất sẽ kế thừa quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất.

  • Hình thức sáp nhập công ty:  Theo Điều 201 của Luật Doanh Nghiệp 2020, một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Quy trình sáp nhập công ty bao gồm việc các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung như tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập, thủ tục và điều kiện sáp nhập, phương án sử dụng lao động, cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập, và thời hạn thực hiện sáp nhập. 

Các thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập cần được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua. Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại và công ty nhận sáp nhập sẽ kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trong trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính, Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính sẽ thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Hình thức chuyển đổi công ty TNHH thành công ty Cổ phần: Theo Điều 202 của Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật có liên quan. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các phương thức sau: Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn và không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác; Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác; Kết hợp các phương thức chuyển đổi khác. Công ty phải đăng ký chuyển đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Hình thức chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên: Theo Điều 203 của Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các phương thức sau: Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại. Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty hoặc công ty chỉ còn lại 01 cổ đông. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về các khoản nợ, bao gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
  • Hình thức chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên:  Theo Điều 204 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các phương thức sau: Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn. Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn. Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông kết hợp phương thức quy định tại các điểm trên và các phương thức khác. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Hình thức doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty Cổ phần và công ty Hợp danh: Theo Điều 205 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh nếu đáp ứng các điều kiện sau: Doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 27, khoản 1 của Luật Doanh nghiệp 2020. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có thỏa thuận bằng văn bản với các bên trong hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty được chuyển đổi sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân từ ngày cấp Giấy chứng nhận. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Những câu hỏi về tổ chức lại doanh nghiệp.

    4.1. Hồ sơ cần chuẩn bị những gì khi tổ chức lại doanh nghiệp?

   Hồ sơ cần chuẩn bị khi tổ chức lại doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo hình thức tổ chức lại cụ thể. Tuy nhiên, sẽ bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị tổ chức lại doanh nghiệp:
  • Do chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền lập.
  • Nêu rõ hình thức tổ chức lại và lý do tổ chức lại.
  • Ghi rõ thông tin về các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại (tên, địa chỉ, mã số thuế,...).
  •  Dự thảo hợp đồng/nghị quyết/quyết định tổ chức lại doanh nghiệp:
  • Phải được lập theo quy định của pháp luật và phù hợp với hình thức tổ chức lại.
  • Nêu rõ các nội dung quan trọng như: Quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên tham gia. Phương án phân chia tài sản, vốn góp, cổ phần. Phương án xử lý các khoản nợ, hợp đồng lao động. Kế hoạch hoạt động sau khi tổ chức lại.
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông: Thể hiện ý kiến đồng ý của các thành viên/cổ đông đối với việc tổ chức lại doanh nghiệp.
  •  Tài liệu chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp/người đại diện theo pháp luật: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bản gốc hoặc bản sao có công chứng.
  • Các tài liệu khác như Giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập, chia tách. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập, chia tách. Danh sách các chủ nợ và con nợ của doanh nghiệp….

4.2. Có được tách công ty TNHH thành nhiều công ty cùng loại?

Được tách căn cứ pháp lý Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020. Hình thức tách đã được phân tích rõ ở mục trên. 

  • Vai trò của ban lãnh đạo trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. 

Ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp. Vai trò cụ thể của họ bao gồm:

  •  Lãnh đạo và định hướng: Xác định tầm nhìn và mục tiêu của việc tổ chức lại doanh nghiệp. Phát triển chiến lược chung cho quá trình tổ chức lại. Truyền đạt tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cho toàn thể nhân viên. Lãnh đạo và thúc đẩy nhân viên thực hiện kế hoạch tổ chức lại.
  •  Ra quyết định: Phê duyệt các quyết định quan trọng liên quan đến việc tổ chức lại. Giải quyết các vấn đề và tranh chấp phát sinh trong quá trình tổ chức lại.
  • Quản lý rủi ro: Xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến việc tổ chức lại. Phát triển và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
  • Truyền thông: Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan về việc tổ chức lại, bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và các cơ quan chức năng. Giải thích lý do và mục tiêu của việc tổ chức lại. Trả lời các câu hỏi và giải quyết các lo lắng của các bên liên quan.
  • Hỗ trợ nhân viên: Giúp nhân viên thích ứng với những thay đổi do việc tổ chức lại. Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cần thiết cho nhân viên, tạo động lực và tinh thần cho nhân viên.

Trên đây là tất cả những nội dung về tổ chức lại doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tổ chức lại doanh nghiệp và các vấn đề xoay quanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo