Đơn tố cáo ô nhiễm môi trường nộp ở đâu?

Nộp đơn khiếu nại hàng xóm gây ô nhiễm môi trường ở đâu?

Ủy ban nhân dân các cấp (xã, huyện, tỉnh) có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường; đánh giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường 2020

Quy trình, thủ tục xử lý khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường

Chuẩn bị hồ sơ

Bên cạnh việc làm đơn tố cáo, bạn cần chuẩn bị sẵn những tài liệu, chứng cứ kèm theo có thể chứng minh hành vi gây thiệt hại cho môi trường. Một số tài liệu, chứng cứ có thể kể đến như:

  • Hình ảnh, video quay lại hành vi gây ô nhiễm
  • Văn bản kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
  • Các văn bản lấy ý kiến của người dân trong khu vực ô nhiễm;
  • Biên bản ghi lại các cuộc họp giải quyết ô nhiễm của các bên;
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại;
  • Các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.

Cũng cần phải chú ý đến khoảng thời gian được phép khởi kiện (thời hiệu). Thời hiệu dành cho trường hợp này được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

Quy trình xử lý

  • Thụ lý vụ việc: Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành tiếp nhận giải quyết vụ việc.
  • Xác minh nội dung vụ việc: Người giải quyết tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung vụ việc.
  • Thực hiện kết luận nội dung vụ việc.
  • Tiến hành xử lý kết luận nội dung vụ việc.

Trong trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, UBND cấp huyện có thể được yêu cầu để phối hợp với UBND kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thời hạn giải quyết tố cáo không được quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Có thể gia hạn giải quyết một lần đối với vụ việc phức tạp nhưng không quá 30 ngày. Vụ việc đặc biệt phức tạp thì được gia hạn giải quyết hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được lập thành văn bản và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

CSPL: Điều 28, 30 Luật tố cáo 2018

Mức xử phạt hành vi gây ô nhiễm

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân:

  • Mức thấp nhất là 100.000 đồng;
  • Mức cao nhất lên đến 1.000.000.000 đồng;

Đối với hành vi vi phạm hành chính  trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của tổ chức, mức phạt tiền gấp đôi so với vi phạm của cá nhân.

Cơ sở pháp lý:

  • Điểm a Khoản 1 Điều 20 và Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 55/2021/NĐ-CP.
  • Điểm a Khoản 2 Điều 25 và Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 25/8/2022).

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo