Tình hình khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm.

R

Tình hình khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay

Thực trạng khai thác thủy sản

Tình hình khai thác thủy sản Q1/2020 có nhiều khả quan do tình hình thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác, đồng thời tàu thuyền đang được cơ cấu theo hướng giảm lượng tàu công suất nhỏ, tăng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ nên sản lượng khai thác biển tăng cao.

Trong Q1/2020, sản lượng khai thác đạt 841 nghìn tấn, tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khai thác biển đạt 806.2 nghìn tấn, tăng 2% so với năm ngoái trong khi khai thác nội địa ước đạt 34.8 nghìn tấn, giảm 1.7% so với cùng kỳ năm 2019. Một số đối tượng khai thác chính như cá nổi nhỏ (cá trích, cá cơm, cá nục…) tăng ở mức khá. Theo đó, tổng sản lượng cá ngừ đại dương Q1/2020 đạt hơn 25 triệu tấn, tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019.

anhd-1

Nguồn: VIRAC, GSO

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tính riêng tháng 4/2020, sản lượng khai thác đạt 339.5 nghìn tấn, giảm 1.9% so với tháng 4/2019. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng đạt 1.18 triệu tấn, tăng 0.8% so với cùng kỳ, trong đó, khai thác biển đạt 1.13 triệu tấn, tăng 0.8%.

Các khu vực khai thác thủy sản chủ yếu

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành các vùng xuất khẩu lớn bao gồm:

Khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…

Khu vực Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài nước ngọt hồ chứa và nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại…

anhdd

Tình hình khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất  lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…

Những khó khăn trong khai thác thủy sản

Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017

Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017 có nhiều quy định mới đối với ngành thủy sản nhưng trong đó hai nội dung không phù hợp và gây khó khăn cho ngư dân. Đó là quy định tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động ở vùng ven bờ và vùng lộng như trước đây. Do đó, việc cấp phép khai thác thủy sản cho những tàu loại này hoạt động đang gặp trở ngại.

Cụ thể, nếu cấp giấy phép hoạt động ở vùng khơi theo Nghị định 26 thì dẫn đến một số bất cập như: không đảm bảo an toàn cho tàu cá, bởi đăng kiểm và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá này đã được cấp đúng theo vùng biển hoạt động an toàn là vùng lộng; không phù hợp với các nghề khai thác mà các chủ tàu đang làm; không phù hợp với yêu cầu của chủ tàu.

Những bất cập trong việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản khiến nhiều tàu cá phải bỏ không hay gây ra khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Hoạt động đánh bắt cả trái phép

Tháng 10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu vì chưa tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU. Khi bị thẻ vàng, toàn bộ 100% lô hàng thủy sản khai thác của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu đều phải chịu kiểm tra với thời gian từ 15 – 20 ngày dẫn đến hiệu quả giảm, giá trị xuất khẩu giảm, kéo theo thị phần giảm. Việc này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt bởi đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam.

Sau 2 năm bị EC cảnh báo “thẻ vàng”, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã giảm 6.5% và tiếp tục chững lại trong năm 2019. Từ vị trí thứ 2, thị trường châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13% trong bản đồ xuất khẩu thủy sản của VN.

Cảnh báo “Thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam, kèm theo các khuyến nghị, vướng mắc trong thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác vào thị trường EU tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tàu muốn ra khơi phải có giấy phép khai thác, cho tàu hoạt động đúng ngư trường, không khai thác ở vùng biển nước ngoài; phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và bật liên tục trong quá trình hoạt động; trước khi ra vào cảng phải thông báo trước 1 giờ…

Cơ sở hậu cần kỹ thuật

Cơ sở hậu cần nghề cá như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã được quy hoạch, nhưng nguồn lực để đầu tư xây dựng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phục vụ sản xuất.

Việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước cải thiện nhưng còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Tác phong, tập quán của ngư dân chậm thay đổi, không theo kịp với quá trình hiện đại hoá nghề khai thác thủy sản.

Giải pháp cho ngành thủy sản – công nghệ truy xuất nguồn gốc hải sản

Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có những yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Hàng chục phương pháp truy xuất nguồn gốc hải sản và hàng trăm hệ thống riêng lẻ đã xuất hiện trong những năm gần đây trong chuỗi cung ứng hải sản và các nhà cung cấp công nghệ.

Trước bối cảnh tình hình thực tế và năng lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giải pháp kết hợp giữa công nghệ RFID và blockchain xây dựng mô hình hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản là một xu hướng phát triển để chứng minh nguồn gốc bền vững, hợp pháp của sản phẩm. Mô hình này là việc kết hợp giữa việc lưu trữ dữ liệu theo kiểu truyền thống qua máy chủ thông qua thẻ đọc RFID và kiểu lưu trữ chia sẻ thông tin của blockchain.

Vấn đề cấp thiết hiện nay của thủy sản Việt Nam là chuyển từ khai thác sang nuôi biển, cụ thể là giảm công suất tàu, giảm sản lượng khai thác, tăng diện tích nuôi biển áp dụng công nghệ cao; đồng thời quản lý chặt chẽ, theo quy hoạch quá trình nuôi trồng thủy sản để cải thiện chuỗi giá trị. Muốn làm được điều đó, phải kết hợp công nghệ RFID và blockchain để xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm giúp cho việc quản lý, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của thủy sản sẽ dễ dàng hơn; đồng thời có thể kiểm soát chặt chẽ việc đánh bắt xa bờ và quản lý hiệu quả việc nuôi trồng thủy sản.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo