Tính độc lập của kiểm toán viên như thế nào? [Cập nhật 2024]

Trong hoạt động kiểm toán thì kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm đối với các công việc của mình. Và một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán là tính độc lập của kiểm toán viênc. Như vậy thì tính độc lập của kiểm toán viên là gì? Các quy định hiện hành về tính độc lập của kiểm toán viên. Để tìm hiểu hơn về tính độc lập của kiểm toán viên các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về tính độc lập của kiểm toán viên nhé.

tinh-doc-lap-cua-kiem-toan-vien

Tính độc lập của kiểm toán viên

1. Kiểm toán viên là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 về khái niệm kiểm toán viên được quy định như sau:

  • Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

2. Đặc điểm tính độc lập của dịch vụ kiểm toán.

Tính độc lập đối với kiểm toán được xem như là nền tảng căn bản nhất. Bởi yếu tố độc lập có sự ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kiểm toán. Dựa trên tính chất công việc là yêu cầu kiểm toán viên phải đưa ra các bằng chứng, ý kiến về tài liệu có xác thực hay không, báo cáo có hợp lý đầy đủ hay không. Cho nên vai trò của kiểm toán viên rất lớn, ngoài ra còn nâng cao sự tin tưởng, uy tín của kiểm toán viên.

Dựa vào uy tín, chính xác và khả năng của dịch vụ kiểm toán, các doanh nghiệp căn cứ để đưa ra các quyết định của mình. Với lượng dữ liệu ngày nay thì kiểm toán là một việc hết sức quan trọng và các thông tin từ báo cáo kiểm toán là căn cứ xác định các nguồn thông tin quan trọng khác.

3. Phân chia tính độc lập của kiểm toán.

Tính độc lập của Kiểm toán bao gồm không chỉ đơn thuần có một yếu tố mà được chia ra làm hai tính độc lập là: Độc lập tư tưởng và Độc lập hình thức.

  • Thứ nhất, độc lập về tư tưởng là trạng thái suy nghĩ cho phép kiểm toán viên thực hiện kiểm toán với sự khách quan, trung thực và hoài nghi mang tính nghề nghiệp.
  • Thứ hai, độc lập hình thức là yêu cầu Kiểm toán viên phải tránh những tình huống mà có thể làm cho người sử dụng nghỉ ngờ Kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến không khách quan.

Như vậy, Kiểm toán viên yêu cầu phải đưa ra được những dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ phải độc lập với khách hàng sử dụng dịch vụ. Cả hai hình thức trên đối với một Kiểm toán viên hành nghề là hết sức cần thiết. Bởi Kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, không mâu thuẫn lợi ích, không thiên vị và ảnh hưởng đến bất cứ lợi ích của chủ thể khác.

Ngoài ra, Kiểm toán viên cần phải thực hiện những biện pháp bảo vệ hoặc các biện pháp làm giảm tối thiểu các nguy cơ có thể xảy ra như:

  • Rút khỏi nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ;
  • Thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát;
  • Chấm dứt các mối quan hệ tài chính hoặc kinh doanh làm phát sinh các nguy cơ;
  • Thảo luận vấn đề với các cấp lãnh đạo cao hơn trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán; hoặc
  • Thảo luận vấn đề với Ban quản trị của khách hàng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên.

Tính độc lập của Kiểm toán viên chịu một số các ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây:

  • Thời kỳ (nhiệm kỳ) kiểm toán
  • Sự cung cấp dịch vụ phi kiểm toán 
  • Phi kiểm toán
  • Mối quan hệ giữa KTV và khách hàng 
  • Cạnh tranh của thị trường kiểm toán rà gai mô công ty kiểm toán

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Gia tăng tính độc lập của kiểm toán viên nhà nước như thế nào?

Để bảo vệ tính độc lập của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung và KTHĐ nói riêng, các SAI cần có những biện pháp, đồng thời xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính độc lập tới hiệu quả của KTHĐ.

Theo đó, trước tiên, các SAI cần rà soát và cập nhật các thông lệ quốc tế về tính độc lập của KTNN trong Hiến pháp để đảm bảo có cơ sở pháp lý tối cao trong thực hành kiểm toán, đảm bảo tính độc lập cả về tổ chức và chức năng trong thực hành KTHĐ. Tính độc lập về tổ chức cho phép KTV tiến hành KTHĐ mà không bị đơn vị được kiểm toán can thiệp và KTV lựa chọn các đối tượng để đánh giá mà không cần sự chấp thuận của bất kỳ cơ quan bên ngoài nào (cơ quan hành pháp).

KTNN cần trang bị đầy đủ các nguồn lực về cơ sở vật chất và tài chính để KTV hoàn toàn tự tin thực hiện công việc kiểm toán của mình một cách khách quan, công tâm mà không bị chi phối về tài chính từ phía đơn vị được kiểm toán.

Bên cạnh đó, KTV nhà nước cần được trang bị đầy đủ kỹ năng, năng lực và có quyền truy cập miễn phí, không hạn chế vào tất cả các thông tin và hoạt động được yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời, KTV cũng phải được quyền theo dõi tình hình trong quá trình thực hiện các kiến nghị của đơn vị được kiểm toán.

5.2. Chuẩn mực kiểm toán là gì?

Để hiểu chuẩn mực kế toán là gì, cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của từng khái niệm “Chuẩn mực” và “Kế toán”.
Chuẩn mực là những nguyên tắc, tiêu chuẩn để các thành viên thực hiện theo, làm cơ sở đánh giá chất lượng công việc.
Kiểm toán là việc kiểm tra báo cáo tài chính của tổ chức/doanh nghiệp  bởi nhân viên của tổ chức/công ty kiểm toán độc lập. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh báo cáo tài chính khác.
Vậy, chuẩn mực kế toán (Audit standards) có thể hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, quy phạm, thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở để các kiểm toán viên, thành viên kiểm toán và các bên liên quan phải tuân thủ thực hiện, từ đó đưa ra ý kiến về báo cáo được kiểm toán.

5.3. Ý nghĩa của chuẩn mực kiểm toán?

Chuẩn mực kiểm toán là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động kiểm toán. Đây là quy định, hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, cũng như thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà các kiểm toán viên phải tuân thủ.
Vì vậy, việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán, nâng cao giá trị và tính hữu ích của các ý kiến, báo cáo kiểm toán.
Từ đó, góp phần minh bạch hóa, công khai và làm lành mạnh nền kinh tế, tài chính quốc gia, hạn chế và ngăn chặn gian lận trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước.

5.4. Tại yêu cầu về tính độc lập của kiểm toán viên lại quan trọng?

Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán, pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế.

6. Kết luận tính độc lập của kiểm toán viên.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về tính độc lập của kiểm toán viên và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về tính độc lập của kiểm toán viên đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về tính độc lập của kiểm toán viên vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo