Tín dụng đen là gì? (Cập nhật 2022)
Trong số các hoạt động không hợp pháp hiện nay, có thể thấy tín dụng đen là hoạt động dễ thực hiện và khá phổ biến, diễn ra thường xuyên hàng ngày hàng giờ. Vậy tín dụng đen là gì? Để hiểu rõ về tín dụng đen mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1.Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là một hình thức tín dụng cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng.
2.Đặc điểm
Tín dụng đen có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận
Trong pháp luật về dân sự Việt Nam có điều chỉnh về hình thức cho vay có lãi suất. Qui định chặt chẽ về hình thức, lãi suất, chủ thể…. Nhưng tín dụng đen là một hình thức cho vay không theo quy định của pháp luật thậm trí còn không đúng với quy định của pháp luật.
Khi không được pháp luật thừa nhận, cả người đi vay và người cho vay đều mang mức độ rủi ro rất lớn khi tranh chấp hoặc sự kiện không mong muốn xảy ra.
Nếu theo các hình thức được pháp luật công nhận thì cũng được hiểu là pháp luật cũng có những quy định về quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ nói trên. Và ngược lại nếu người tham gia tín dụng đen xảy ra các trường hợp không mong muốn thì quyền lợi được đảm bảo sẽ ít hơn rất nhiều.
Thứ hai: Tín dụng đen có lãi suất cao
Hình thức cho vay có lãi suất được pháp luật điều chỉnh về mức lãi suất tối đa, hoặc phải tuân theo quy định của pháp luật về ngân hàng, Nhưng với tín dụng đen thì lãi suất được xác lập mà không theo quy định của pháp luật. Nhằm đạt quyền lợi lớn nhất, các bên cho vay thường tăng mức lãi suất rất cao bằng các chiêu trò khác nhau.
Thứ ba: Tín dụng đen có quy trình vay đơn giản
Khi thực hiện hợp đồng vay, trừ trường hợp vay từ những người thân cận với số tiền không lớn. Các chủ thể đi vay khi thực hiệng giao dịch tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng phải trải qua quy trình, thủ tục vay nhất định và đáp ứng được các yêu cầu để có thể vay vốn.
Nhưng với tín dụng đen thì:
– Điều kiện cho vay đơn giản, không dự án đầu tư, không tài sản thế chấp, không hợp đồng vay vốn, thậm chí chỉ hợp đồng bằng miệng;
– Việc chọn lựa đối tượng cho vay không căn cứ vào mục đích vay vốn, hiệu quả đầu tư… ít quan tâm về nhân thân của người vay vốn;
– Thời gian giải ngân vốn nhanh, thậm chí chỉ 30 phút sau khi yêu cầu là người vay vốn nhận được tiền;
– Thời hạn huy động và cho vay ngắn, phổ biến là hàng tháng, hàng năm. Việc thanh toán nợ thường theo phương thức trả góp nhiều lần, mỗi lần trả gồm cả gốc và lãi.
2.Xử lý với tín dụng đen
Điều 468 Bộ luật Dân sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó “Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.
Thứ hai, về trách nhiệm hình sự, để khép tội người cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cần nhiều yếu tố: Cho vay lãi suất gấp 05 lần mức 20%/năm trở lên; Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hy vọng qua bài viết dưới đây bạn đã nắm được Tín dụng đen là gì? Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết tương tự Vay nặng lãi là gì? hoặc bài viết Bình luận tội cho vay năng lãi. Trong trường hợp bạn đọc chưa rõ, hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ Luật ACC để được tư vấn và giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận