Nhà Xuất bản Công thương là cơ quan trực thuộc Bộ Công thương, thực hiện chức năng xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công thương và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Trong bài viết này Luật ACC sẽ cùng các bạn Tìm hiểu về nhà xuất bản công thương.
Tìm hiểu về nhà xuất bản công thương
1. Nhà xuất bản công thương là gì?
Là Nhà xuất bản chuyên ngành trực thuộc Bộ Công Thương, Nhà xuất bản Công Thương có chức năng xuất bản các ấn phẩm phục vụ quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương và nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về công nghiệp và thương mại; Nhà xuất bản cũng có nhiệm vụ xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tham khảo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, đào tạo của ngành v.v…
2. Hoạt động của nhà xuất bản công thương
- Các mảng sách chính Nhà xuất bản đã và đang xuất bản có hiệu quả:
- Sách Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sách, tài liệu về tiềm năng thế mạnh các ngành hàng xuất khẩu
- Sách khoa học - công nghệ, kinh tế.
- Sách giới thiệu thị trường các nước
- Sách giới thiệu tiềm năng kinh tế của các địa phương trong cả nước.
- Sách nghiên cứu tìm hiểu pháp luật.
- Sách giáo trình; tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo của ngành Công Thương.
- Các xuất bản phẩm khác: phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản.
Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong và ngoài của ngành Công Thương, sự đóng góp trí tuệ và lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, Nhà xuất bản Công Thương đã đạt được những thành tựu nhất định. Vượt qua những khó khăn, những thách thức của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất bản với sự tham gia của nhiều thành phần kinh doanh, sự cạnh tranh toàn cầu giữa INTERNET, truyền hình với sách và văn hóa phẩm,... Nhà xuất bản Công Thương xác định phương hướng kiên định trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chính trị, tư tưởng, văn hóa của Ngành Công Thương, không chạy theo xu hướng thương mại hóa trong xuất bản, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu trên thị trường sách.Với từng chương trình, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn, Nhà xuất bản Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò của cơ quan chính trị, tư tưởng, văn hóa, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời đáp ứng được nhu cầu và trình độ thưởng thức ngày càng cao của độc giả. Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước, Nhà xuất bản Công Thương đã tiến hành đổi mới trong lãnh đạo và tổ chức bộ máy, định hướng kinh doanh, mở rộng liên danh liên kết, tạo dựng mối quan hệ với các ban, ngành, với các Nhà sách để mở rộng thị trường. Nhà xuất bản Công đã không ngừng phát triển, số đầu sách, số bản in tăng dần hàng năm, sản xuất kinh doanh hiệu quả, thực hiện kế hoạch tài chính năm sau cao hơn năm trước,
- Sách Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sách, tài liệu về tiềm năng thế mạnh các ngành hàng xuất khẩu
- Sách khoa học - công nghệ, kinh tế.
- Sách giới thiệu thị trường các nước
- Sách giới thiệu tiềm năng kinh tế của các địa phương trong cả nước.
- Sách nghiên cứu tìm hiểu pháp luật.
- Sách giáo trình; tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo của ngành Công Thương.
- Các xuất bản phẩm khác: phù hợp với tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản.
Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong và ngoài của ngành Công Thương, sự đóng góp trí tuệ và lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên, Nhà xuất bản Công Thương đã đạt được những thành tựu nhất định. Vượt qua những khó khăn, những thách thức của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất bản với sự tham gia của nhiều thành phần kinh doanh, sự cạnh tranh toàn cầu giữa INTERNET, truyền hình với sách và văn hóa phẩm,... Nhà xuất bản Công Thương xác định phương hướng kiên định trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chính trị, tư tưởng, văn hóa của Ngành Công Thương, không chạy theo xu hướng thương mại hóa trong xuất bản, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu trên thị trường sách.Với từng chương trình, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn, Nhà xuất bản Công Thương đã từng bước khẳng định vai trò của cơ quan chính trị, tư tưởng, văn hóa, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời đáp ứng được nhu cầu và trình độ thưởng thức ngày càng cao của độc giả. Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn hội nhập và phát triển của đất nước, Nhà xuất bản Công Thương đã tiến hành đổi mới trong lãnh đạo và tổ chức bộ máy, định hướng kinh doanh, mở rộng liên danh liên kết, tạo dựng mối quan hệ với các ban, ngành, với các Nhà sách để mở rộng thị trường. Nhà xuất bản Công đã không ngừng phát triển, số đầu sách, số bản in tăng dần hàng năm, sản xuất kinh doanh hiệu quả, thực hiện kế hoạch tài chính năm sau cao hơn năm trước,
Để hỗ trợ cho Nhà xuất bản trong việc thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ của Bộ giao, Nhà xuất bản Công Thương rất mong được phối hợp liên kết với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương xuất bản và in ấn các ấn phẩm phục vụ ngành Công Thương và phục vụ nhu cầu của đơn vị. Hàng năm, Nhà xuất bản còn xuất bản và in ấn lịch Block, lịch treo tường, lịch để bàn, sổ tay, tờ rơi…và một số văn hóa phẩm thông tin tuyên truyền.
3. Chức năng nhiệm vụ
Nhà Xuất bản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Nhà Xuất bản Công thương và xuất bản phẩm theo giấy phép thành lập.
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức thực hiện hoạt động xuất bản và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật về xuất bản phẩm và nội dung hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật.
Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức, nhân sự, cộng tác viên của Nhà Xuất bản; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và chính sách cán bộ của Nhà Xuất bản
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất bản; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản cho đội ngũ cán bộ thuộc Nhà Xuất bản.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công thương.
Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý tài sản, cơ sở vật chất của Nhà Xuất bản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công thương.
Thực hiện chế độ báo cáo công việc có liên quan đến hoạt động của Nhà Xuất bản theo quy định của Bộ Công thương và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Bộ Công thương giao.
Trên đây là các nội dung về Tìm hiểu về nhà xuất bản công thương Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận