Chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế. Cùng Luật ACC Tìm hiểu về giấy chứng thực cá nhân theo quy định ngay nhé.

Tìm hiểu về giấy chứng thực cá nhân theo quy định
1. Chứng thực là gì?
Chứng thực được hiểu cơ bản là việc chứng nhận tính xác thực của các giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc hợp đồng, giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật.
2. Phân loại chứng thực
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định về chứng thực bao gồm các loại cụ thể sau đây:
– Thứ nhất là chứng thực bản sao từ bản chính: việc chứng thực bản sao từ bản chính được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
– Thứ hai là chứng thực chữ ký: việc chứng thực chữ ký được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
– Cuối cùng là chứng thực hợp đồng, giao dịch: được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch và năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
3. Các cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy chứng thực cá nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực bao gồm:
– Thứ nhất, phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực sau đây:
+ Chứng thực các bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài hay các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
– Thứ hai, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực sau đây:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
+ Chứng thực di chúc.
+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.
– Thứ ba, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực sau đây:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
4. Giá trị của văn bản chứng thực
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, đối với mỗi văn bản chứng thực sẽ giá trị pháp lý, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Giá trị pháp lý đối với bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thứ hai: Giá trị pháp lý đối với chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm cảu người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Thứ ba: Giá trị pháp lý đối với các hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
5. Nội dung tư vấn giấy chứng thực cá nhân
Theo quy định pháp luật hiện hành, tại Luật doanh nghiệp có quy định: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp có thể xác định người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên là do điều lệ công ty quy định, còn nếu điều lệ không quy định thì xác định theo quy định sau: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Như vậy việc xác định người đại diện ttheo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên không giống việc xác định người đại diện ttheo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
Giấy tờ chứng thực cá nhân, giấy chứng thực cá nhân được quy định như sau:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Kính thưa Quý Khách hàng, với tư cách là đơn vị cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng đồng hành giải quyết những nhu cầu cũng như những khó khăn mà Quý Khách hàng đang gặp phải.
Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chúng tôi xác định giá dịch vụ cạnh tranh, chất lượng công việc và sự hài lòng của khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng nhất.
Điều đó không chỉ được thể hiện cụ thể thông qua quy trình xử lý chuyên nghiệp, chất lượng công việc mà còn thể hiện ở những cam kết và ưu đãi mà chúng tôi dành tặng Quý Khách hàng.
Trên đây là các nội dung về quy định giấy chứng thực cá nhân Luật ACC xin gửi đến các bạn, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chứng thực cũng như các vấn đề liên quan. Xin cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận