Tìm hiểu các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN

ASEAN là một tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á, là một diễn đàn để các quốc gia trong khu vực thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhau. Trong bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia, vai trò của ASEAN với tính chất là tổ chức quốc tế ngày càng quan trọng. Vậy 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là những nước nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Asen

1. Sự ra đời của ASEAN

Với những người thuộc quốc gia Đông Nam Á, chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cái tên Asean. Asean là tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Cộng đồng Asean là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

Tại Hội nghị cấp cao Asean 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa - xã hội (ASCC).

Hiệp hội Asean hiện có 10 quốc gia tham gia và tổng diện tích của Asean là hơn 4,5 triệu km2, dân số 575 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hội có khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, chính điều này là tiền đề cho sự phát triển xuất nhập khẩu của các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Các tài nguyên được xuất khẩu đi chủ yếu là những nguyên liệu thô cơ bản mà người dân ở các nước khai thác được như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Bên cạnh nông nghiệp, Đông Nam Á còn rất phát triển về công nghiệp có thể kể đến một số ngành như: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đây là những sản phẩm được xuất khẩu đi với khối lượng lớn và chất lượng, chính điều này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường thế giới.

Các mục tiêu chính: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.

Cơ chế hợp tác: Thông qua các diễn đàn, thông qua các hiệp ước, qua việc tổ chức các hội nghị, các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực. Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

2. 5 nước đầu tiên tham gia thành lập Asean

Năm nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN bao gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Singapore và sau này là nhiều các quốc gia khác.

Hiệp hội ASEAN đã được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên là việc xử lý ổn thỏa các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực ĐNA thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài.

Trên đây ACC đã giới thiệu cho quý bạn đọc về 5 nước đầu tiên tham gia thành lập Asean. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo