Tiểu thuyết luận đề là gì?

Luận đề là một đặc điểm nổi bật của văn xuôi tự sự Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tính luận đề trong văn học không phải đến giai đoạn đầu thế kỷ XX mới có, nhưng đến giai đoạn này thì nó đã có những đặc điểm khác với giai đoạn trước - đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc và trở thành một đặc trưng tiêu biểu trong các khuynh hướng sáng tác văn học khác nhau. Đặc biệt, đến những sáng tác của Tự lực văn đoàn thì loại hình tiểu thuyết luận đề xuất hiện và được xem như một thể loại với những cách tân độc đáo. Vậy tiểu thuyết luận đề là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Tiểu thuyết luận đề là gì?

Viet Thue Luan Van Thac Si Uy Tin Luanvanonline.com

Tiểu thuyết luận đề là gì?

1. Luận đề là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về luận đề nhưng hiện nay theo từ điển tiếng Việt thì đưa ra cách hiểu luận đề là gì như sau: “Luận đề là mệnh đề hay thuyết coi là đúng và đưa ra để bảo vệ bằng luận cứ”.

Ở trong văn nghị luận thì luận đề là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận và thường được coi như câu mở đầu. Câu luận đề là quan điểm chính của người viết và thường được người viết trình bày như một câu tóm tắt.

Ví dụ về luận đề:

Không khó có thể thấy trong các đề văn nghị luận có luận đề khác nhau, mỗi một đề sẽ có một luận đề riêng để bạn đọc cần làm rõ nội dung của vấn đề cần được bàn luận ấy.

Luận đề 1: Bàn luận về vấn đề thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Luận đề 2: Nghị luận về vấn đề sau: Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.

Luận đề 3: Suy nghĩ của bản thân về bản lĩnh con người trong thời đại hiện nay.

2. Nội dung luận đề

Thứ nhất: Xác định đúng trọng tâm luận đề là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để tránh lạc đề khi làm bài văn nghị luận. Thường các luận đề cần giải quyết chính là yêu cầu đề bài ví như những đề đưa ra trực tiếp: Bàn về bản lĩnh con người; bàn về câu nói thất bại là mẹ thành công,.. rất dễ xác định luận đề nhưng cũng có rất nhiều luận đề cần đọc và làm rõ để tránh lạc đề khi viết. Do đó trước khi viết bất kỳ đề nào độc giả cũng cần nắm chắc về thể loại, độ dài, định dạng, chủ đề, mục đích và cấu trúc của bài luận. Dù được giao một chủ đề cụ thể hoặc đề tài chung chung, bước đầu tiên là rút ra chủ đề của bài luận mà câu luận đề có thể trả lời.

Thứ hai: Lựa chọn cách giải quyết cho luận đề sao cho phù hợp với yêu cầu đề đặt ra để nội dung bài luận sao cho ngắn gọn, chính xác đủ ý và thuyết phục người đọc. Một luận đề tốt là luận đề phải cung cấp một quan điểm súc tích liên quan đến chủ đề của bài luận. Bài luận có thể lựa chọn các phương pháp nghị luận khác nhau như chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích tương phản, hoặc phân tích tác phẩm… sao cho phù hợp nhất. Thường bài văn nghị luận sẽ được sử dụng hệ thống luận cứ và luận điểm.

Trong đó, luận điểm để giải quyết luận đề. Luận cứ luận điểm là những ý kiến thể hiện chính những tư tưởng, quan điểm của tác giả được thể hiện trong bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận có thể được sử dụng luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai và cuối cùng là luận điểm kết luận. Luận cứ được xác định là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở để chứng minh cho luận điểm trên là đúng, hiểu một cách đơn giản thì luận điểm là kết luận của những lý lẽ và dẫn chứng, còn luận cứ thì để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao lại cần phải có luận điểm đó. Vai trò của luận điểm đó trong bài văn trên là gì? Mức độ tin cậy của luận điểm đó đến đâu…

Thứ ba là triển khai luận đề phù hợp sau khi đã xác định đúng trọng tâm và đưa ra phương pháp viết phù hợp. Về cấu trúc triển khai luận đề cho văn nghị luận gồm có 3 phần chính là: Mở bài (hay còn được gọi là phần đặt vấn đề), thân bài (phần giải quyết vấn đề) và cuối cùng là kết bài (kết thúc vấn đề). Trong đó:

Mở bài: Chủ yếu sẽ giới thiệu đến vấn đề mà tác giả đang muốn hướng đến, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết tại đây

Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dấn chứng để lập luận nhằm thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình đã trình bày

Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa quan điểm của mình, đồng thời thể hiện được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

3. Tiểu thuyết luận đề về Tính Đảng trong thời kỳ đổi mới

Tác phẩm “Luật đời và cha con” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã gây chú ý không phải vì sự mới lạ trong thế giới loại tiểu thuyết đương thời mà bởi thông qua các nhân vật là Đảng viên, nó có tham vọng khảo sát xã hội thời đổi mới từ góc độ hoạt động của các cán bộ Đảng viên và qua đó gợi lên một luận đề về tính Đảng trong cuộc vận động cải tiến cơ chế và phương thức lãnh đạo của Đảng. Một chủ đề chính trị - xã hội như vậy thổi một luồng nóng hổi qua các trang viết của tác giả.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã dành cho báo người Hà Nội cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi tác phẩm của ông xuất bản.

Câu hỏi 1: Với cuốn sách này của ông, người ta có thể nhớ lại khái niệm tính Đảng trong văn chương, bởi vì tất cả các nhân vật đóng vai trò quan yếu trong cốt truyện ở đó đều là các đảng viên, hơn nữa là những đảng viên có chức có quyền ở nhiều cương vị và cấp độ khác nhau từ bình thường đến cao cấp. Nhưng ông cũng đặt họ và những câu chuyện của họ vào các bối cảnh đầy xáo trộn của đời sống thời đổi mới cũng như những đấu tranh nội bộ các cấp bộ Đảng. Như vậy, cuốn sách này có một tham vọng luận đề tiểu thuyết về tính Đảng trên hành trình đổi mới mà Đảng là người khởi xướng và dẫn dắt?

Ông Nguyễn Bắc Sơn: Tôi không nghĩ rằng các nhân vật chính trong cốt truyện đều là đảng viên sẽ làm nên tính Đảng trong tác phẩm. Điều cần nói là tôi chọn xã hội chính trị làm đề tài phản ánh, bởi nó là một mặt rất quan trọng của đời sống xã hội. Chúng ta vẫn bàn thảo nó trong đủ chuyện hằng ngày. Các nhà văn cũng vẫn đề cập đến nó đấy chứ. Chỉ có điều gần hay xa, nhiều hay ít, vấn đề nguội hay nóng mà thôi. Có thể tôi đề cập hơi nhiều vấn đề hơi nóng, trực tiếp có việc còn mang tính thời sự chính trị và điều quan trọng là hành trình các nhân vật của tôi nằm trong dòng chảy của hành trình đổi mới của Đảng, trong đó có việc tự đổi mới mình cho phù hợp với quy luật phát triển xã hội.

Đường đời của nhân vật Lê Đại có thể coi như một hướng đi trong thời kỳ xã hội chuyển sang cơ chế thi trường: một sĩ quan xuất sắc trong quân ngũ, có tư duy, kinh tế, biết không phát triển được, anh xin ra quân (sau này còn xin không sinh hoạt Đảng), về một cơ quan kinh tế để chuẩn bị cho bước đi tiếp theo, làm kinh tế tư nhân với suy nghĩ, làm giàu cho mình đóng thuế nhiều cho Nhà nước cũng là một cách yêu nước. Nhân vật Trần Kiên, Bí thư quận ủy, luôn trăn trở về trách nhiệm công tác, về uy tín của Đảng, lòng tin của dân với Đảng nên tìm cách cải tiến phương thức lãnh đạo ở quận mình. Đang hăm hở thì bị chính cơ chế cũ cho lên bờ xuống ruộng. Vợ Kiên - Thảo Tần, phó hiệu trưởng trường THPT, có năng lực, yếu nghề nhưng chán nản thất vọng chỉ vì muốn giữ danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh nên chi bộ đã không kỷ luật một đảng viên có khuyết điểm.

Anh có thể coi đây là tiểu thuyết luận đề xã hội chính trị hay nói như anh là luận đề về tính Đảng cũng được. Cốt lõi, đó là tâm nguyện của tôi với Đảng.

Câu hỏi 2: Các nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết này đều lần lượt đi qua những trải nghiệm bi kịch trong đời sống riêng tư và đời sống công vụ của họ. Và bởi vì họ đều là các đảng viên có vai trò và vị trí, cho nên phải chăng các vấn đề số phận của các nhân vật ấychính là một phản ánh các vấn đề thực tế của Đảng?

Ông Nguyễn Bắc Sơn: Nhận xét của anh đúng quá đi. Một trong ba chức năng văn học là phản ánh hiện thực. Hiện thực xã hội mà bất kỳ người Việt nào cũng quan tâm là số phận con người. Mà con người trong thiết chế chính trị, vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của hoàn cảnh. Họ là một mắt xích trong thiết chế ấy nên mọi biến cố, thăng trầm trong số phận họ vừa là nhân quả của họ, vừa phản ánh bối cảnh xã hội. Ta quá coi trọng thành phần đến nỗi một người sống chết như bác sĩ Đặng Thùy Trâm mà còn phải tủi phận về thành phần tiểu tư sản của mình kia mà. Cho nên công tác tổ chức cán bộ ở bất kỳ cơ quan nào, cấp nào cũng có sai lầm (không tính đến khuyết điểm đâu)…? Lê Hòe, từ một sĩ quan quân đội chuyển ngành thành một cán bộ tuyên huấn cao cấp, duy ý chí, máy móc, cố chấp trong cả tình cảm lẫn công việc, nhưng nhờ bám sát đời sống, biết hoài nghi, nên đã sớm nhận ra không ít điều phi lý, đề xuất với cấp trên điều chỉnh cơ chế. Đồng hành với quá trình ấy là một hành trình vật vã về với cái nhân người khác mà việc xử lý vụ Kiều Linh là cao điểm của nhân bản ấy.

Bức tranh hiện thực trong Luật đời cha con nằm trong một quá trình vận động không ngừng theo quy luật xã hội. Chúng ta đang vận hành đất nước ta quy luật mới có được một bức tranh ngày càng sáng hơn. Nhưng vẫn cònnhững vấn đề bức xúc phải đối mặt, phải lý giải nó, chinh phục nó. Tôi nghĩ chỉ có cái chúng ta chưa làm được, chứ không có cái chúng ta không làm được.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Tiểu thuyết luận đề là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo