Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội loài người, thông qua các hành vi, các hoạt động của con người trong đời sống xã hội, trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, trong đó xã hội học nông thôn hướng đến nghiên cứu các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng của nông thôn.
Qua bài viết Các bài tiểu luận xã hội học nông thôn dưới đây, công ty luật ACC hy vọng cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin hữu ích về xã hội học nông thôn.
1. Xã hội học nông thôn là gì?
Nông thôn là một loại hình cộng đồng xã hội có tính cách nhất định về mặt lịch sử được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình phân công lao động xã hội, là địa bàn cư trú đầu tiên của con người, xuất hiện cùng với hình thức chăn nuôi và trồng trọt.
Xã hội học nông thôn là một môn khoa học hướng đến nghiên cứu các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng của nông thôn, bao gồm con người xã hội, quan hệ xã hội, cấu trúc xã hội... và những quy luật vận động, tồn tại cũng như sự phát triển của xã hội nông thôn nói chung. Hướng tới làm sáng tỏ xu hướng biến đổi, nguyên nhân và thực trạng xã hội nông thôn góp phần đưa ra các sách lược, chiến lược để hoàn thiện việc cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội nông thôn.
Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và mật độ thấp.
Các bài tiểu luận xã hội học nông thôn
Phạm vi nghiên cứu của xã hội học nông thôn là toàn bộ xã hội nông thôn (phạm vi này cũng là phạm vi nghiên cứu của nhiều khoa học khác), cụ thể tập trung nghiên cứu các mặt (là đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn) cơ bản sau:
- Nghiên cứu tính quy luật của xã hội nông thôn, quy luật về sự vận động lịch sử, quy luật nhân quả.
- Nghiên cứu những hiện tượng, vấn đề và quá trình xã hội vận động trong xã hội nông thôn.
2. Những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn
Khi tiếp cận xã hội nông thôn cần nắm vững những đặc trưng nổi bật sau:
- So với đô thị thì ở nông thôn, môi trường tự nhiên được đảm bảo hơn, người dân có được thời gian và không gian gần gũi với môi trường tự nhiên.
- Hoạt động nghề nghiệp chủ yếu nhất là nông nghiệp, với hai phương thức đặc trưng cho xã hội nông thôn là chăn nuôi và trồng trọt.
- Hệ thống điều tiết xã hội, từ truyền thống đến hiện đại luôn tồn tại song hành hai hình thức sau:
+ Thứ nhất, hệ thống điều tiết xã hội chính thức. Đó là toàn bộ hệ thống chính trị, quản lý hành chính do nhà nước đặt ra, nghĩa là điều hành làng xã bằng pháp luật.
+ Thứ hai, hệ thống điều tiết xã hội không chính thức. Đó là các hương ước, tục lệ, tập quán, được điều hành bởi các chức sắc do làng bầu ra theo tôn ti thứ bậc hoặc tuổi tác. Trong nhiều trường hợp tính chế tài của nó mạnh hơn cả hệ thống điều tiết chính thức.
Bên cạnh đó chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một số vấn đề như: kinh tế chậm phát triển và thiếu định hướng lâu dài; nhà ở chất lượng kém; phúc lợi xã hội thấp; hưởng thụ văn hóa thấp; tính cộng đồng cao.
3. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn
3.1 Cơ cấu xã hội nông thôn
Cơ cấu giai cấp. Từ xã hội cổ truyền đến xã hội hiện đại, cơ cấu xã hội giai cấp nông thôn luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Nói đến cơ cấu giai cấp là nói đến các thành phần (các giai cấp), tầng lớp xã hội ở nông thôn.
Trong xã hội cổ truyền giai cấp điển hình nhất là giai cấp nông dân, bên cạnh đó còn có giai cấp lãnh đạo (thống trị). Tuy nhiên, qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, xã hội nông thôn cũng đã có những biến đổi và vì vậy cơ cấu giai cấp xã hội cũng khác trước.
Hiện nay các giai tầng trong xã hội nông thôn tiếp tục phát triển mạnh tạo nên sự phong phú và có cả sự phức tạp, trong mỗi giai tầng xã hội lại có sự phân hóa. phân nhóm với tốc độ nhanh, nhất là tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên không có sự thuận chiều giữa các giai tầng về vấn đề tăng hay giảm, nếu như giai cấp nông dân giảm về số lượng thì tầng lớp tiểu thủ, thương và những người làm dịch vụ lại tăng nhanh. Điều đó cho thấy sự đa dạng hóa về các thành phần trong cơ cấu giai cấp xã hội ở nông thôn ngày càng trở nên rõ nét.
3.2 Các thiết chế chính trị xã hội nông thôn
Làng xã. Là thiết chế chính trị cơ bản ở nông thôn có lịch sử lâu đời. Yếu tố dòng họ huyết thống rất mạnh, có thể chi phối nhiều hoạt động của làng xã, thậm chí có sức mạnh hơn cả pháp luật. Như vậy, làng xã luôn tồn tại hai loại hình chính trị chủ yếu, một là dựa trên sự trung thành của nhóm xã hội nào đó và thứ hai là tính chức năng, nghĩa là không dựa trên mối quan hệ cá nhân thuần túy. Làng xã cũng có những thay đổi, sự thay đổi này diễn ra đa chiều, nên sẽ có nhiều yếu tố mất đi, có nhiều yếu tố biến đổi ít và cũng có nhiều yếu tố biến đổi nhiều, có sự bổ sung, kế thừa. Gia đình và dòng họ.
Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống của họ. Dòng họ là những mối quan hệ giữa các cá nhân và nhóm trên cơ sở các quan hệ sinh học giữa bố mẹ, con cái và liên minh giữa các nhóm người khác gọi là các quan hệ thân thuộc.
Ở nông thôn trong phạm vi làng xã, thì dòng họ - huyết thống cùng tổ tiên trở thành mối quan hệ cơ bản, là thành viên của dòng họ, mỗi cá nhân đều phải tuân theo những quy chuẩn của của dòng họ ấy. Gia đình và dòng họ là hai khái niệm về cơ bản khác nhau, nếu như gia đình thường là đơn vị cư trú. Thì dòng họ ngoài qui định về hôn nhân, còn đảm đương một số chức năng như chính trị, tôn giáo và địa vị xã hội.
3.3 Văn hóa nông thôn
Văn hóa vật chất. Ở nông thôn văn hóa vật chất là những giá trị nhằm giúp con người và cộng đồng thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tinh thần của mình. Ví dụ ở Việt Nam chúng ta nói đến chùa, miếu, đình làng... Bên cạnh đó văn hóa vật chất này có thể định hướng giao tiếp, lối ứng xử của cá nhân hay cộng đồng, giúp họ biết trân trọng về quá khứ, cội nguồn. Với giếng nước, cây đa hay bến đò, cùng với đó là con đường, xóm, ngõ tạo nên một nét độc đáo trong văn hóa nông thôn. Văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất là cơ sở là đường dẫn tạo nền cho văn hóa tinh thần, được thế hiện trong nền văn hóa truyền thống, truyền miệng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
4. Các bài tiểu luận xã hội học nông thôn hay nhất
1/ Tiểu luận: Xã hội học nông thôn Hương ước
2/ Tiểu luận Xã hội học nông thôn: Hương ước và luật tục ở nông thôn Việt Nam
3/ Tiểu luận Xã hội học nông thôn
Nội dung bài viết:
Bình luận