Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày. Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về tiểu luận về 6 cặp phạm trù thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
tiểu luận về 6 cặp phạm trù
1. Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày.
Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình.
Tiểu luận thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 – 50 trang tùy theo yêu cầu.
Nội dung của bài tiểu luận là trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Bài tiểu luận thường phải nêu được những quan điểm, hướng giải quyết vấn đề của người viết. Người viết có những quan điểm và lập luận bảo vệ cho những quan điểm của mình thuyết phục, có những phương hướng giải quyết có tính khả thi, đồng thời có sự đầu tư về thời gian nghiên cứu thì bài tiểu luận được đánh giá cao và thuyết phục người chấm.
Quy định chung về trình bày tiểu luận phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…
2. Cách chọn đề tài tiểu luận
Viết bài tiểu luận là một quá trình để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đó, chúng ta phải đầu tư công sức và tri thức của mình, do đó, để có thể hứng thú say mê cũng như mang lại một bài tiểu luận có giá trị thì chúng ta cần phải cố cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, bên cạnh đó đề tài trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Việc tìm những đề tài mới và hay giúp bạn khám phá những kiến thức mới và có thể mang đến có người chấm sự hứng thú và có thể họ sẽ đánh giá cao sự mới mẻ của đề tài.
3. Hướng dẫn các bước để thực hiện bài tiểu luận
Để thực hiện một bài tiểu luận chúng ta cần thực hiện những bước như sau:
+ Nghiên cứu
Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…
+ Lập luận trong bài tiểu luận
Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng.Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.
+ Tài liệu tham khảo và mục lục
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài. Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.
+ Cách trình bày bài tiểu luận
Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, bài tiểu luận của chúng ta có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Chúng ta nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.
Thông thường phần bố cục trình bày thường được dựa trên yêu cầu của người giao bài tiểu luận, chúng ta cần phải tuân theo những yêu cầu cụ thể đó. Tuy nhiên nếu không có yêu cầu về phần trình bày thì bạn có thể tham khảo theo quy định về cách trình bày văn bản thường được sử dụng rộng rãi.
4. Tiểu luận về 6 cặp phạm trù hay nhất
Khái quát các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
- Các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
Nguyên nhân và kết quả
- Các phạm trù nguyên nhân và kết quả.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù nguyên nhân và kết quả.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù nguyên nhân và kết quả.
Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên.
Nội dung và hình thức
- Các phạm trù nội dung và hình thức.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù nội dung và hình thức.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù nội dung và hình thức.
Bản chất và hiện tượng
- Các phạm trù bản chất và hiện tượng.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù bản chất và hiện tượng.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù bản chất và hiện tượng.
Khả năng và hiện thực
- Các phạm trù khả năng và hiện thực.
- Mối liên hệ giữa các phạm trù khả năng và hiện thực.
- Một số quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối liên hệ giữa các phạm trù khả năng và hiện thực.
Phân tích cặp phạm trù “Đồng nhất và khác nhau”
Quan điểm siêu hình thừa nhận khả năng có đồng nhất trừu tượng, là đồng nhất hoàn toàn, tuyệt đối cứng nhắc giữa các vật thể. Phép siêu hình coi các đối tượng vốn tự bên trong là bất biến và cho rằng hai trạng thái của một đối tượng cũng có thể tuyệt đối đồng nhất: “Nguyên lý đồng nhất, theo nghĩa của siêu hình học cũ, là nguyên lý cơ bản của thế giới quan cũ: a = a. Mọi vật đều đồng nhất với bản thân. Mọi vật đều đã được coi như vĩnh viễn không thay đổi: hệ thống mặt trời, các tinh tú, các thể hữu cơ. Khoa học tự nhiên đã lần lượt bác bỏ từng điểm của nguyên lý ấy; nhưng trong lĩnh vực lý thuyết nó vẫn tiếp tục tồn tại và những kẻ bênh vực cái cũ luôn luôn đem nó đối lập với cái mới: “một sự vật không thể đồng thời vừa là bản thân lại vừa là cái khác với bản thân”.
Các nhà siêu hình thường dựa vào kết cấu lô gích hình thức, và cho rằng: Nếu a = a thì không thể a = a. Những người siêu hình quên rằng trong toán học người ta trừu tượng hoá, gạt bỏ những sự khác nhau thực tế giữa các vật. Còn nếu không gạt bỏ những sự khác nhau đó thì trong tự nhiên cũng như xã hội, đều không có sự đồng nhất tuyệt đối. Ăngghen viết: “Khoa học tự nhiên gần đây đã chứng minh một cách tỉ mỉ rằng, sự đồng nhất thật sự, cụ thể bao hàm trong bản thân nó, sự khác biệt, sự biến đổi”. Và, Ăngghen chứng minh bằng thí dụ cụ thể: Cái cây, con vật, mỗi tế bào, trong mỗi lúc của đời nó và đồng nhất với nó nhưng lại khác biệt với bản thân nó, do sự đồng hoá và bài tiết các chất, do sự hô hấp, sự tạo thành và sự huỷ diệt các tế bào, do quá trình diễn biến của sự tuần hoàn - tóm lại do tổng số các biến đổi không ngừng của các phân tử, tức là các sự biến đổi đã tạo nên sự sống và những kết quả chung của các sự biến đổi đó đã xuất hiện rõ ràng trong những giai đoạn của sự sống: thời bào thai, thời thanh niên, thời phát dục, quá trình sinh sản, thời già nua, chết. Sinh lý học càng phát triển, thì những biến đổi không ngừng, vô cùng nhỏ ấy lại càng trở nên quan trọng hơn đối với nó; do đó cả việc nghiên cứu những khác biệt trong nội bộ sự đồng nhất cũng trở nên quan trọng hơn đối với nó, và quan điểm cũ, hình thức một cách trừu tượng về cái tính đồng nhất, theo đó phải coi vật thể hữu cơ là một cái gì đồng nhất một cách giản đơn với bản thân vật thể đó, là một cái gì bất biến, thì đã tỏ ra lỗi thời”.
=> Phép biện chứng quan niệm đồng nhất và khác nhau là hai mặt thống nhất, đan xen vào nhau.
Cặp phạm trù “Bản chất và hiện tượng”
Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc. Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần.
=> Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của chủ quan con người quyết định.
Cặp phạm trù “Khả năng và hiện thực”
Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế với Khả năng là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Theo triết học Marx-Lenin thì khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng bản thân khả năng có tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. Hiện thực thì không đồng nghĩa với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người, còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Trong sự vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, khả năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới.
Quá trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật chất. Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng. Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện. Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Theo Ăngghen nói về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, đây là những mặt chủ yếu có chuyển hoá lẫn nhau.
Ăngghen đã vạch rõ thực chất của cặp phạm trù này và khẳng định đó là mặt rất quan trọng của phép biện chứng trong tự nhiên. Khi xem xét vật chất vận động ta thấy có sự liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau giữa các sự vật mà Ăngghen cho rằng mối liên hệ qua lại đó cũng có ở những hành động của con người. Ăngghen viết: “Nhưng chúng ta không chỉ thấy rằng vận động này theo sau vận động khác, mà chúng ta còn thấy rằng chúng ta có thể tạo ra được một vận động nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện nhờ đó mà nó diễn ra trong tự nhiên; thậm chí chúng ta còn thấy rằng chúng ta có thể tạo ra được cả những vận động không hề có trong tự nhiên (công nghiệp) - ít nhất cũng không theo cách ấy - và chúng ta có thể cho những vận động ấy một hướng và một phạm vi định trước. Nhờ đó, nhờ ở hoạt động của con người mà hình thành quan niệm về tính nhân quả, quan niệm về một vận động này là nguyên nhân của vận động khác.
Dĩ nhiên là tự nói sự kế tiếp có quy tắc của một số hiện tượng tự nhiên nào đó cũng có thể tạo ra quan niệm về tính nhân quả: nhiệt và ánh sáng xuất hiện cùng với mặt trời, nhưng đấy chưa phải là một bằng chứng và trong phạm vi ấy, chủ nghĩa hoài nghi của Hium đã có lý khi khẳng định rằng posthoc lặp lại một cách thường xuyên không tạo ta được proter hoc. Nhưng hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”.
Chú ý một điểm mà Ăngghen nói ở đây khi chúng ta xét các vật nối tiếp nhau thì không nên quan niệm cái trước là nguyên nhân của cái sau. Ví dụ, sau mùa Đông là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân. Nguyên nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất chung quanh mặt trời. Nguyên nhân cũng có nhiều loại, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Vì vậy, phải làm thế nào để vạch ra được nguyên nhân căn bản.
Ăngghen vạch rõ mối liên hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả, sự tác động qua lại giữa chúng: “Tác dụng lẫn nhau là điều thứ nhất mà chúng ta thấy khi chúng ta đứng trên quan điểm của khoa học tự nhiên ngày nay mà xem xét toàn bộ vật chất vận động. Chúng ta thấy hàng hoạt hình thức vận động: vận động cơ giới, nhiệt, ánh sáng, điện, từ, hoá hợp và phân giải hoá học, những sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các trạng thái liên kết, đời sống hữu cơ, tất cả những hình thức ấy - nếu ta hãy tạm thời gạt bỏ đời sống hữu cơ ra - đều chuyển hoá lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau, ở đây là nguyên nhân, ở kia lại là kết quả, thế nhưng trong tất cả những sự thay đổi hình thức ấy, tổng số vận động vẫn y nguyên (công thức của Spinôda: thực thể là nguyên nhân của bản thân nó thể hiện một cách rõ rệt sự tác dụng lẫn nhau”.
Trên đây là một số thông tin về tiểu luận về 6 cặp phạm trù. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận