Hạnh phúc là một trong những mục đích mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muốn hướng tới. Hạnh phúc không phải là vấn đề mơ hồ như người ta thường nói về ước mơ cháy bỏng mà trở thành vấn đề triết học, cần có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc. Không ít những nhà tư tưởng từ xưa đến nay cố công gắng sức bàn luận, song để tìm ra một tiêu chí chung ở một số nét cơ bản thì không phải dễ dàng. Chính vì thế, hạnh phúc vẫn là chủ đề tiếp tục được bàn luận. Bài viết điểm qua các quan niệm hạnh phúc tiểu biểu đã từng biết ở cả trời Đông và trời Tây, từ cổ đến kim, ngõ hầu tìm ra điểm chung nhất để nhân loại phấn đấu, vươn tới đạt đến hạnh phúc ngay trên mặt đất này.
Đề tài tiểu luận triết học về hạnh phúc
1. Đặt vấn đề Hạnh phúc là gì?
Câu hỏi đơn giản, tưởng như đã được giải quyết từ lâu. Hạnh phúc là no cơm, ấm áo - tiến tới là ăn ngon, mặc đẹp; là ước mơ một ngày bình an của người dân trong chiến tranh; là phút thả lỏng mình trong thiên nhiên của cư dân trong xã hội sống gấp để được sống chậm trong tự nhiên như nhiên; là ước mơ một giấc ngủ ngon của con người trong cuộc sống số và mạng. Giải quyết xong vấn đề vật chất, cơm áo gạo tiền tưởng như đã là hạnh phúc. Song vấn đề không đơn giản như thế. Tại sao vẫn còn vô số những nhà giàu vẫn khóc trong nhà lầu, xe hơi đầy đủ. Như thế, sự đủ đầy về vật chất chưa phải là cứu cánh đưa con người đến hạnh phúc mà phải chăng đó còn là cái gì lớn hơn nữa, cao hơn nữa như nhu cầu tinh thần phải được thỏa mãn một cách tương ứng. Chính vì thế, hạnh phúc vẫn là chủ đề tiếp tục được bàn luận, do hạnh phúc có vai trò to lớn trong việc hướng tới đời sống đạo đức, đời sống tinh thần của con người, là động lực, cứu cánh để con người vươn lên và đạt đến ngay trên thế giới thực này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm về hạnh phúc trong triết học Trung Hoa
Tại mảnh đất đông dân nhất thế giới này có hai khuynh hướng triết học, dường như bề ngoài đối lập nhau trong con đường nhập thế và xuất thế. Đó là Đạo gia và Nho gia. Với Nho gia, mục tiêu lớn nhất của xã hội phong kiến Trung Hoa là đào tạo ra người quân tử, với nhiều phẩm chất cao quý: nhân - trí - dũng, có tài kinh bang tế thế để đảm đương được công việc xã hội. Đó là con người: chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo đó hạnh phúc của người quân tử là hiến dâng cho xã hội, lập nhiều công danh. Ông tổ của Nho gia là Khổng Tử đã không tiếc sức mình suốt đời cổ súy cho tinh thần vị tha, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung. Ông chủ trương, người quân tử phải có lòng bác ái với dân, xả thân cứu giúp mọi người. Là con người giàu sang không thể quyến rũ, uy vũ không thể khuất phục, nghèo nàn không thay đổi ý chí, trước nghĩa và lợi thì chọn nghĩa, luôn vì lý tưởng chung, không sợ khó khăn, chết chóc. Không được làm giàu bằng con đường bất nhân, bất nghĩa. Điều đó được Khổng Tử vạch rõ dứt khoát: “Giàu và sang thì ai chẳng muốn. Nhưng nếu chẳng phải đạo mà đạt được thì không được làm. Nghèo và hèn thì ai chảng ghét. Nhưng nếu tìm cách thoát nghèo mà trái dạo thì không được làm” (Luận ngữ, Lý nhân, 5). Theo ông: “Đối với người nhân đức, nếu muốn muốn lập thân thì hãy giúp người lập thân, mình muốn thành đạt thì hãy giúp người thành đạt” (Luận ngữ, Ung dã, 28). Đó là người luôn coi mọi người “trong bốn biển đều là anh em” (Luận ngữ, Nhan uyên). Quân tử là người tuyệt vời với phẩm cách: “Điều gì mình không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 23). Có thể thấy quan niệm Nho gia về hạnh phúc nói trên có nhiều điểm khá hợp lý cần có sự kế thừa chọn lọc trong thời điểm hiện nay. Trái lại, phái Đạo gia do Lão Tử sáng lập, Trang Tử phát triển lên lại chủ trương xa lánh cuộc đời trần, coi cuộc sống vô vi, nhàn hạ hợp với tự nhiên là hạnh phúc. Người hạnh phúc là biết sống thanh nhã, biết đủ, biết dừng đúng lúc, không tranh đấu. Có thể thấy, hai quan niệm trên, về cơ bản là đối lập nhau trong con đường mưu cầu hạnh phúc, song nếu xem xét kĩ lưỡng vẫn có những điểm giống nhau: coi thường và phản đối lối sống chạy theo lợi ích vật chất ích kỷ cá nhân, gắn hạnh phúc với đạo đức thanh cao, phản đối việc đạt đến hạnh phúc bằng con đường bất chính.
2.2. Quan niệm hạnh phúc trong triết học Ấn Độ
Tại xứ sở của các tôn giáo này, nói chung họ quan niệm hạnh phúc là không tồn tại nơi trần thế mà may ra chỉ có ở thế giới mai sau. Chính vì thế, hầu hết các tôn giáo đều kêu gọi con người sống khổ hạnh trên đời tạm, nhẫn nhục chịu đựng, rèn luyện đày ải thân xác để được hưởng sung sướng ở cõi cực lại bên kia hay kiếp sau. Đa số các tôn giáo Ấn Độ đều coi trọng việc tu ép xác, kiêng cữ tối đa các nhu cầu vật chất để tâm hồn được hoàn thiện hơn. Vì thế cũng không có gì lạ khi chúng ta nghe thấy lý luận của phái Jaina: sự hoàn thiện của tâm hồn- tinh thần con người tỷ lệ nghịch với thân xác của họ. Nên người nào 3 / 8 LUẬN BÀN VỀ HẠNH PHÚC 44 càng to béo thì càng ít đạo dức. Để có nhiều đạo đức và qua đó hoàn thiện tinh thần, họ chủ trương tu khổ hạnh, tu ép xác để cơ thể càng gầy thì càng nhiều đạo đức? Hầu hết các tôn giáo Ấn Độ đều lên án các nhu cầu vật chất và đề cao tinh thần. Do đó, không ngạc nhiên khi phái Lokayata - phái duy vật vô thần triệt để nhất trong các trường phái triết học cổ Ấn Độ bị coi là phái tầm thường, ham ăn uống hay thậm chí bị miệt thị là phái con chó (Charvaka). Hơn thế kinh Veda coi mọi bất hạnh của con người đều từ dục vọng cá nhân mà ra, dục vọng trấn giữ linh hồn cá nhân gắn với xác phàm trong vòng luân hồi bất tận, là cái nghiệp để gây ra đau khổ ở các kiếp sau. Từ quan niệm đó, các tôn giáo đều lên án các nhu cầu thân thể, vật chất từ ăn uống và cả tính dục đều bị coi là dơ bẩn, không trong sạch. Tất cả đều với mục đích tìm hạnh phúc vĩnh viễn cho linh hồn cá nhân tu hành ở thế giới bên kia. Xét kỹ hơn ta thấy, mục đích đó là ảo vọng, mang tính chủ quan và ít có cơ hội để kiểm chứng. Tuy vậy, quan niệm hạnh phúc của các tôn giáo Ấn Độ, trong đó có Phật giáo vẫn có những yếu tố đáng ghi nhận. Đó là việc coi khinh các ham muốn vật chất, đề cao các giá trị nhân bản, chống lại các qun niệm thô thiển về hạnh phúc, coi hạnh phúc ứng với việc thỏa mãn tính dục, dạ dày, chạy theo lối sống đồi trụy, hưởng lạc gấp hết sức thô lậu. Tính nhân đạo trong cứu nhân độ thế của nhân loại có tác dụng trong việc phê phán lối sống cá nhân, ích kỷ; Một điểm lóe sáng khác biệt trong số các trường phái trên là sự đối lập chủ nghĩa khổ hạnh của Phái Lokayata. Trường phái này đại diện cho tiếng nói của người dân lao động Ấn Độ, kịch liệt phản đối lối sống khổ hạnh, ép xác, thẳng thừng bác bỏ hạnh phúc ở các kiếp mai sau bằng lý luận khá chặt chẽ. Con người hãy sống hạnh phúc với các nhu cầu ngay trên trần thế, không có gì phải kiêng cữ. Về có bản quan niệm này là đúng nhưng còn thô sơ nên bị các phái khác liệt vào chủ nghĩa khoái lạc.
2.3. Quan niệm về hạnh phúc trong triết học phương Tây
Tại xứ sở Tây phương này, cũng giống như Đông phương vẫn có sự đối lập giữa hai trường phái khổ hạnh và khoái lạc. Phái khổ hạnh Hy Lạp, tuy không có hơi hướng tôn giáo song lại gắn với triết lý phủ nhận mọi giá trị văn hóa, văn minh, coi đó là nguồn gốc của bất hạnh và kêu gọi mọi người quay về với đời sống nguyên thủy hoang sơ. Đó là cách sống của phái Xinich do Antixten (khoảng 445- 365 TCN), một môn đồ của Xocrat tập ra và được Điôgien ở Xinop (khoảng 404- 323TCN) phát triển. Trường phái này chủ trương từ bỏ và coi khinh các thành tựu của văn minh, văn hóa quay lại lối sống lang thang, rách rưới, bẩn thỉu như súc vật. Vì: “họ tin rằng, văn minh trong chính bản chất của nó là đồi bại, các phong tục chỉ là đạo đức giả, sự giàu có vật chất làm con người ta suy yếu và văn minh đã làm cho cá nhân bị hư hỏng” [2, tr.125]. Đây là quan niệm hết sức cực đoan, phủ nhận tất cả những thảnh quả cao đẹp mà con ngườiđạt được. Quan niệm này về sau được chủ nghĩa hiện sinh hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai. Một cải biên khác của trường phái này là chủ nghĩa khắc kỷ do Denon ở Xiti (khoảng 334-262 TCN) sáng lập và được Epictetu (khoảng 55-135 TCN) phát triển. Họ cho rằng, vũ trụ được điều khiển bằng lý trí (logos), nên người có lý trí cần hành động theo quy luật tự nhiên. Để có hạnh phúc, phái này coi sống có đạo đức, có lý trí và cần coi khinh tất cả các nhu cầu vật 4 / 8 TRẦN HỒNG LƯU 45 chất. Để có hạnh phúc chỉ cần chế ngự được các ham muốn và cảm xúc từ bên ngoài sẽ đạt đến sự an bình trong tâm hồn. Các triết gia Hy Lạp thấy được mối liên hệ giữa đạo đức và hạnh phúc, còn “với phái Khắc kỷ, mối liên hệ đó có tính tất yếu: con người đức hạnh là con người hạnh phúc” [2, tr.199]. Hạn chế của phái Khắc kỷ là còn tin vào may rủi của số phận, dẫn đến thủ tiêu sự phấn đấu. Điểm hợp lý của họ là khuyến khích cuộc sống đạm bạc để tìm thấy hạnh phúc. Quan niệm của chủ nghĩa khoái lạc về hạnh phúc: Phái Xiranait, còn gọi là phái khoái lạc vị kỉ, do một đồ đệ khác của Xocrat là Arixtippot (khoảng 430-350TCN) sáng lập, chủ trương một sự thỏa mãn dục vọng trực tiếpcho cá nhân mà không cần quan tâm đến người khác. Đặc biệt họ đề cao khoái cảm của xác thịt hơn những niềm vui trí tuệ hư ảo. Arixtippot coi “khoái lạc là động lực cơ bản của cuộc sống và khoái lạc luôn là tốt dù xuất phát từ nguồn gốc nào” và “khoái lạc vật chất cao hơn tất cả các loại khoái lạc khác. Chỉ có khoái lạc vật chất mới làm cho cuộc sống hứng thú, năng động, đáng sống” [2, tr.130]. Phái này thừa nhận vai trò của khoái cảm trong hạnh phúc song lại tuyệt đối hóa khoái cảm vật chất, phủ nhận vai trò của khoái cảm tinh thần. Ngược lại với phái khoái lạc vị kỉ, chủ nghĩa khoái lạc Epiquya (341-271 TCN) lại thiên về khoái lạc lý tính. Khoái lạc lớn nhất theo họ là cuộc sống bình dị, điều độ và tiêu dao với bè bạn và cùng đàm đạo triết học với nhau. Epiquya viết: “Khi chúng tôi nói khoái lạc là cứu cánh và mục đích, chúng tôi không muốn nói đến khoái lạc của kẻ trác tráng hay nhục dục... mà chúng tôi muốn nói đến khoái lạc không có đau đớn về thể xác và phiền muộn trong tâm hồn. Đó không phải là những chầu nhậu nhẹt và những cuộc chè chén say sưa liên tục, không phải là sự thỏa mãn dâm dục, sự hưởng thụ món cá và các món cao lương mỹ vị trên bàn tiệc sang trọng... mà nó là lý trí tỉnh táo tìm kiếm cơ sở cho mỗi sự lựa chọn và sự lẩn tránh” [2, tr.208]. Có thể thấy, chủ nghĩa khoái lạc Epiquya là thứ khoái lạc tinh tế khắc phục được sự thô thiển của phái khoái lạc vị kỉ, kể trên. Xocrat (469-399TCN), người thầy của Platon cũng là người quan tâm nhiều đến đức hạnh. Ông đồng nhất cái thiện với tri thức khi cho rằng: cái thiện duy nhất là tri thức. Cái ác duy nhất là sự dốt nát. Hơn thế ông còn cho rằng: “đức hạnh không do tiền bạc mang lại, nhưng nhờ có đức hạnh mà người ta làm ra tiền bạc và mọi điều tôt đẹp khác của con người” [2, tr.97]. Platon - Triết gia duy tâm khách quan (427-347TCN) nổi danh thời cổ đại cũng bàn nhiều đến hạnh phúc. Theo ông người hạnh phúc nhất là người đứng đắn, không có một điều tiếng xấu xa nào trong tâm hồn. Mục đích của nhà nước lý tưởng không chỉ đem lại hạnh phúc cho một giai cấp mà cho mọi công dân trong thành bang. Nên: một quân vương triết học công bằng chính trực sẽ có hạnh phúc gấp 729 lần một bạo chúa [7, tr.647]. Không dừng ở đó, Platon coi hạnh phúc dưới hình thức thuần khiết và lý tưởng là trạng thái bình yên, vui vẻ, mãn nguyện nhờ có một linh hồn cân đối, hài hòa... hơn thế, ông còn coi đạo đức là nguyên nhân tất yếu của hạnh phúc. Người hạnh phúc là người đứng đắn, đúng mực. Ông không chỉ gắn hạnh phúc với đạo đức mà hơn thế, còn gắn hạnh phúc với tri thức như người thầy của mình. Ông nói: “trong các loại vui sướng, vui sướng thú vị nhất là vui sướng thuộc về bên trong tâm trí.
3. Tiểu luận Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay
Chính C.Mác, trong lúc còn rất trẻ, đã tiếp cận được chân lý đó khi nói rằng, nếu ta chọn một nghề mà phục vụ được nhiều cho xã hội thì nỗi khó nhọc, vất vả trong công việc sẽ vì thế mà vơi đi. Anbe Anhxtanh (Albert Einstein), nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ XX, cũng khẳng định mục đích cuộc sống của mỗi chúng ta là vì người khác, "trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông". Điều này giải thích tại sao những nhà họat động chính trị lấy việc phấn đấu cho lợi ích của dân tộc, nhân loại làm niềm hạnh phúc của mình, những nhà khoa học hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp khoa học phục vụ nhân loại, những người dân bình thường khác trong xã hội không ngần ngại trích một phần thu nhập của mình để làm công việc từ thiện.
Nội dung bài viết:
Bình luận