Con người luôn được xem là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học hiện nay, trong đó có Triết học. Với đặc trưng khái quát hóa và trừu tượng hóa, tiểu luận triết học về con người sẽ giúp tìm hiểu và phân tích kiến thức về con người trong mặt thế giới quan, tư tưởng, bản chất, … Vì kiến thức khá trừu tượng nên khi viết tiểu luận triết học sinh viên sẽ gặp không ít khó khăn. Bài viết này là Tổng hợp tiểu luận triết học về con người để bạn đọc tham khảo.

1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo
- Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.
- Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính. Bản tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp.
- Con đường tu nghiệp để trở thành La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm người.
Quan điểm về con người trong triết học Nho gia
- Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong khoảng giữa âm - dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện.
- Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.
2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại và trung cổ
- Quan điểm về con người trong triết học duy vật Hy Lạp cổ đại (Empêđôclơ, Lơxíp, Đêmôcrít v.v).
- Quan điểm về con người trong triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại (Xôcrát và Platôn v.v).
- Quan điểm về con người trong triết học Arítxtốt.
Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Trung cổ
- Quan điểm về con người của Cơ đốc giáo.
- Quan điểm về con người trong triết học Tômát Đacanh.
3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:
- Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
- Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:
- Thứ nhất, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
- Thứ hai, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người.
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử xã hội.
4. Tổng hợp tiểu luận triết học về con người
Tiểu luận Triết học Mác – Lênin về bản chất con người
Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, con người được phân tích và nghiên cứu trên nhiều phương diện với nhiều góc độ đa dạng. Trong đó, với sự đặc trưng của tư duy Triết học, con người được nghiên cứu một cách tổng quát và toàn diện hơn hết, đặc biệt có thể kể đến phương diện bản chất con người. Tiểu luận Triết học về bản chất con người sẽ phân tích quan điểm của Mác về bản chất con người để từ đó vận dụng và phát huy nhân tố con người vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Tiểu luận Triết học “Về hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay”
Nước ta đang trong quá trình tham gia toàn cầu hóa và hội nhập hóa quốc tế, đó cũng là xu thế khách của các quốc gia khác hiện nay trên thế giới. Việt Nam là nước đang trong quá trình phát triển kinh tế, vì vậy khi tham gia hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường, giá trị của con người sẽ đứng trước nhiều khó khăn trong việc lựa chọn giữa truyền thống và hiện đại. Vậy làm thế nào để tìm ra được giải pháp vừa kế thừa, phát huy truyền thống vừa trau dồi và phát triển yếu tố hiện đại luôn là câu hỏi khó. Tiểu luận Triết học “Về hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” sẽ là chìa khóa giải đáp cho câu hỏi này.
Tiểu luận Triết học “Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay”
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển đòi hỏi con người phải trau dồi và phát triển năng lực và đạo đức để đáp ứng và thích nghi với tình hình phát triển mới. Trong sự nghiệp phát triển đất nước, con người luôn được xem là nhân tố quan trọng quyết trọng sự phát triển toàn diện của quốc gia. Thông qua tiểu luận triết học vấn đề về con người và con người trong quá trình đổi mới ta sẽ được trau dồi quan điểm của Mác – Lênin về con người từ đó tìm ra được con đường phát triển con người trong quá trình đổi mới của đất nước hiện nay.
Nội dung bài viết:
Bình luận