Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách quan.
Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ giống nhau, hay lặp lại ở nhiều cái riêng. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại.
Giữa cái riêng và cái chung luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của minh; còn cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung.
Với vai trò là một cái riêng, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam cũng tuân theo những quy luật chung mang tính bản chất của kinh tế thị trường, đồng thời cũng chứa đựng những đặc điểm, bản sắc đặc trưng, vốn có, riêng của Việt nam.
Những tiểu luận triết học về cái chung và cái riêng
1. Cái chung là gì? Cái riêng là gì?
Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).
Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chật cảm tính; số khác (Béccli) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua các đặc điểm sau:
– Cái chung tồn tại trong cái riêng, vì cái chung là một mặt, một thuộc tính của cái riêng, không có cái chung tồn tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn nhất.
– Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất và cái chung. (Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung; các mặt cá biệt, không lặp lại của sự vật, hiện tượng đó là biểu hiện cái đơn nhất. Còn các mặt lặp lại ở nhiều sự vật hiện tượng thì biểu hiện cái chung).
– Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là một chỉnh thể độc lập với cái khác, là cái phong phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
– Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
– Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau: khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung thì nó thể hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất thì nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Nội dung bài viết:
Bình luận