Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Đây cũng là đề tài mà nhiều bạn sinh viên chọn làm tiểu luận. Dưới đây là Tổng hợp đề tài tiểu luận triết học quy luật lượng chất để bạn đọc có thể tham khảo.
1. Quy luật lượng chất là gì?
Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:
Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.
Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Theo triết học Mác – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.
Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?
Mối quan hệ giữa chất và lượng là quy luật chuyển hóa của sự thay đổi về lượng và chất. Đây là quy luật cơ bản, phổ biến trong quá trình vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội. Sự thay đổi trong quá trình này là cơ sở tất yếu từ lượng và chất của sự vật và hiện tượng. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan và phổ biến được lặp đi lặp lại rất nhiều trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, tư duy trong tự nhiên, xã hội.
2.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Sự vật và hiện tượng là một thể thống nhất giữa lượng và chất không thể tahy đổi hay tách rời được, mà chúng tác động lẫn nhau. Sự thay đổi của lượng làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa sự vật hiện tượng. Lưu ý, không phải sự thay đổi nào của lượng cũng dẫn tới sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng không làm thay đổi về chất, giới hạn này được gọi là độ.
Độ là chỉ tính quy tính và mối liên hệ thống nhất giữa lượng và chất, khoảng giới hạn đó là sự thay đổi chưa của lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy trong giới hạn này, sự vật, hiện tượng chưa thay đổi và chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Khi lượng làm thay đổi chất ở một giới hạn nhất định thì đó được gọi là điểm nút. Sự thay đổi của lượng khi đạt tới điểm nút với điều kiện nhất định, sẽ sinh ra chất mới. Đây là bước nhảy trong quá trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng do lượng thay đổi gây ra. Bước nhảy được quyết định bởi những điều kiện, tính chất và mâu thuẫn.
Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn, và là sự khởi đầu của giai đoạn mới trong quá trình vận động, phát triển. Trong thế giới luôn diễn ra những quá trình biến đổi mới. tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất đó gọi là đường nút vô tận.
Các hình thức của bước nhảy:
- Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi về chất của sự vật nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
- Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất được diễn ra trong một thời gian dài.
- Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
- Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật của chất.
Chất và lượng đối lập nhau, chất là sự ổn định, lượng là luôn biến đổi xong 2 loại này không thể tách rời mà chúng còn tác động qua lại như một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại.
2.2. Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới
Khi chất mới hình thành thì chúng lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng trên nhiều phương diện làm thay đổi kết cấu, nhịp điệu, quy mô của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Chất mới xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt điểm nút, sự tác động của chất mới với lượng mới là quy mô tồn tại nhịp điệu của sự vận động.
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng. Sự thay đổi về lượng dần dần sẽ tới điểm nút lấn át dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Lúc này chất mới sẽ tác động trở lại lượng tạo ra những biến đổi mưới. Quá trình này được diễn ra liên tục tạo ra phương thức cơ bản, phổ biến của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng.
+ Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
+ Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
+ Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
4. Tổng hợp đề tài tiểu luận triết học quy luật lượng chất
Tiểu luận uan niệm về lượng và chất trong triết học Mác Lê Nin.
Tiểu luận sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Tiểu luận Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay
Tiểu luận Vận dụng quy luật Lượng- Chất trong học tập và nghiên cứu của sinh viên đại học.
Nội dung bài viết:
Bình luận