Triết học phương Tây hiện đại (có thể hiểu theo nghĩa - triết học ngoài mácxít) là những học thuyết triết học phổ biến trong các nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển, như Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ…Nó là đại diện tinh thần cho giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội khác dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sau đây là Tổng hợp tiểu luận triết học phương Tây hiện đại để bạn đọc có thể tham khảo.

1. Đặc điểm triết học phương Tây hiện đại
Triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác về cơ bản là sự phản ánh nhất định thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau.
Triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác gồm nhiều trào lưu, nhiều trường phái, chủ nghĩa, nhưng có 3 xu hướng chính:
+ Triết học tôn giáo - đầu cơ vào những vấn đề tôn giáo.
+ Triết học thực chứng - đầu cơ vào những vấn đề của khoa học hiện đại, cho rằng chỉ có khoa học thực nghiệm, khoa học cụ thể mới là khoa học, phủ nhận triết học.
+ Triết học con người - đầu cơ vào mặt phi lý tính, tuyệt đối hoá yếu tố phi lý tính trong con người như vô thức, trực cảm…
Triết học phương Tây hiện đại dù tỏ ra không thuộc về duy vật hay duy tâm, nhưng xét về bản chất vẫn thuộc về chủ nghĩa duy tâm là chủ yếu. Phương pháp siêu hình, chiết trung vẫn chiếm ưu thế.
Tóm lại, các trào lưu triết học hiện đại ngoài mác xít đã có những tìm tòi, hơn nữa còn đạt được một số thành quả nhận thức nhất định. Nhưng do sự hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình, họ vẫn không đưa ra được câu trả lời khoa học cho các vấn đề đó, càng không thể chỉ ra phương hướng tiến lên cho nhân loại. Sự thực đó lại một lần nữa chứng minh vai trò của triết học Mác-Lênin trong thời đại ngày nay
2. Chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa thực chứng có ảnh hưởng lớn và lâu nhất trong các trường phái theo chủ nghĩa duy khoa học.
Các nhà triết học thực chứng cho rằng chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện, mới là “cái thực chứng”, do đó họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật. Theo họ, những “khoa học” nào mà không “thực chứng” được thì không phải là triết học. Từ đó, họ đi đến kết luận con người không cần tới triết học, vì triết học không phải là khoa học. Điều này đồng nghĩa với việc họ phủ định triết học Mác-Lênin.
Chủ nghĩa thực chứng có những hình thức khác nhau của mình trong sự phát triển. Đó là chủ nghĩa thực chứng mới. Chủ nghĩa thực chứng mới, hoặc triết học phân tích được hình thành vào đầu thế kỷ XX coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích lôgíc là nội dung chủ yếu của triết học.
Đến giữa thập kỷ 20 của thế kỷ XX, trong triết học phân tích đã xuất hiện một chi phái lớn: Chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, hoặc còn gọi là chủ nghĩa thực chứng lôgíc, trường phái này phủ nhận các vấn đề chủ yếu thường được nghiên cứu trong triết học truyền thống. Theo họ, triết học chỉ còn nhiệm vụ tiến hành sự phân tích kết cấu lôgíc đối với tất cả mọi mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm).
Trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong triết học phân tích lại xuất hiện phái ngôn ngữ học thường ngày.
Trường phái này lại quy triết học thành sự phân tích ngôn ngữ tự nhiên, phủ định ý nghĩa thế giới quan của triết học.
Như vậy, các triết gia thuộc trào lưu chủ nghĩa duy khoa học chủ trương xây dựng triết học theo mô hình "các khoa học thực chứng". Theo họ, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới, v.v mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu triết học.
Chủ nghĩa duy khoa học đã có công đi sâu nghiên cứu và tiếp thu nhiều thành quả trong toán học và trong các khoa học tự nhiên hiện đaị, trong đó có những nhân tố tích cực, hạn chế của nó là phủ nhận ý nghĩa thế giới quan của triết học, tức là phủ nhận bản chất triết học. Vì vậy, chủ nghĩa duy khoa học không thể mở ra một con đường mới cho triết học.
3. Chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ XX có cội nguồn tư tưởng sâu xa mà trực tiếp nhất là triết học phi duy lý tính (tức là khai thác vô thức, bản năng, tâm linh của con người) ở thế kỷ XIX. Đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh là các nhà triết học Hâyđơgơ, Xáctơrơ, Giaxpơ, Macxen. Họ đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân.
Về mặt bản thể luận, các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm: hữu thể và hiện hữu (hiện sinh). Hữu thể là khái niệm chỉ một cái gì đó (một vật, một người) đang tồn tại, đang có mặt, nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể cả, chưa có diện mạo, chưa có cá tính, tức là chưa hiện hữu. Còn hiện hữu (hiện sinh) là một khái niệm chỉ một cái gì đó không những là đang có mặt (tồn tại) mà còn là đang sống đích thực với diện mạo riêng.
Do đó, hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người. Bởi vì chỉ có con người mới có thể hiểu được sự tồn tại của bản thân và của sự vật khác, chỉ có con người mới hiện sinh. Do đó, nhiệm vụ của triết học không phải tìm xem vật chất có trước ý thức như thế nào mà là tìm xem bản thể của hiện sinh là gì? Nghĩa là phải xem xét bản chất con người trong hoạt đông phi ký tính như thế nào. Thực chất, đây là bản thể luận duy tâm chủ quan.
Về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, những tri thức thu được bằng khoa học dựa trên lý tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lý tính và khoa học thì càng khiến mình bị chi phối, từ đó bị tha hoá. Theo họ, để đạt đến hiện sinh chân chính thì chỉ có thể dựa vào cảm thụ chủ quan vào trực giác phi lý tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hãi… con người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tồn tại của mình. Như vậy, nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức luận duy tâm chủ quan phi lý tính.
Về đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức quyết định luận trong đạo đức, phủ nhận sự tồn tại phổ biến của những nguyên tắc đạo đức. Chủ nghĩa hiện sinh đề cao sự lựa chọn tự do cá nhân. Tự do cá nhân là tuyệt đối. Rõ ràng, quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh là quan điểm của chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Về quan điểm lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xã hội chỉ là một phương thức hiện sinh của cá nhân, hơn nữa là phương thức hiện sinh không chân thực. Chính sự tồn tại của xã hội đã bóp chết cái cá nhân, cái hiện sinh chân chính của cá nhân. Động lực phát triển của xã hội là ở hiện sinh của các cá nhân.
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước tình trạng bất ổn về xã hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản như lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng vì thế nó có ảnh hưởng mạnh mẽ rộng rãi đối với thế giới phương Tây.
4. Đề tài tiểu luận triết học phương Tây hiện đại
- Triết học phương Tây hiện đại với những hạn chế của triết học duy lý truyền thống.
- Triết học sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây.
- Triết học phương Tây hiện đại với những hạn chế của triết học duy lý truyền thống.
- Triết Học Phương Tây Hiện đại: Suy Ngẫm & Tự Vấn.
- Chủ nghĩa thực chứng cổ điển là một trường phái triết học lớn trong nền triết học phương Tây hiện đại.
Nội dung bài viết:
Bình luận