TOP các bài tiểu luận triết học phương Đông

Sự minh triết trong triết học phương Đông không hề kém triết học phương Tây, có thể nói còn vượt trội hơn cả về lịch sử, thời gian ra đời và là gốc rễ của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới. Triết học phương Đông thiên về chiêm nghiệm và khai phá vũ trụ bên trong mỗi con người, nhất là về mặt tinh thần, tu dưỡng và phát triển tâm linh. Sau đây là TOP các bài tiểu luận triết học phương Đông tiêu biểu để bạn đọc tham khảo.

B2ap3 Large Three Chinese Philosophies
TOP các bài tiểu luận triết học phương Đông

1. Các triết học phương Đông tiêu biểu

Dựa vào khu vực địa lý, triết học phương Đông tạm chia thành 3 nhánh lớn sau:

- Triết học Ấn Độ: Giới hạnh, Thiền, Pháp, Nghiệp, Nhân Quả, Luân hồi, Giải thoát, Niết bàn, Chân ngã, Vũ trụ - Thần linh, Chiêm tinh Vệ đà.

Veda Period – Khởi nguyên từ kinh Vệ Đà. Vệ Đà có nghĩa là Tri thức. Kinh Vệ Đà là một trong những kinh điển xa xưa nhất của loài người (1500 TCN – 1000 TCN). Tinh hoa bật nhất của Triết học Ấn Độ là kinh Vệ Đà và Thiền Định.

Dựa vào các tiêu chí: lấy kinh Vệ Đà làm gốc; tin tuyệt đối vào Brahman và Atman; tin tuyệt đối vào Devas (Trinity trong Hindu: Brahma, Vishnu, and Shiva), tin vào thế giới bên kia; Triết học Ấn Độ chia thành các trường phái chính thống và không chính thống.

Chính thống bao gồm: Nyaya, Vaisheshika, Samkhya, Yoga, Mīmāṃsā, Vedanta…

Không chính thống bao gồm: Jaina, Phật giáo, Ajivika, Ajñana, Cārvāka…

Ngoài Kinh Vệ Đà, Phật học thì Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita) cũng là 1 tác phẩm quan trọng trong nền Triết học Ấn Độ.

- Triết học Trung Quốc: Kinh dịch, Khí công, Đạo, Lễ.

- Kinh dịch (Yijing): Kinh dịch là tinh hoa Triết học bậc nhất của Trung Quốc

Kinh dịch là nguồn gốc của Thiên văn, Phong thủy, Địa lý, Tử vi, Tướng số.

Kinh dịch giải thích về Vũ trụ, nguồn gốc của Vũ trụ đến sự tác động lẫn nhau của vạn vật trong vũ trụ, trong đó mọi sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài con người đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến con người.

- Khí công (Qigong): Thiền Ấn Độ thiên về kiểm soát hơi thở hoặc thả lỏng hơi thở. Tức lấy hơi thở làm trung tâm. Thiền thiên về sự phát triển trí tuệ, thấu đạt, ly khổ, ly dục, ly ác, ly tham… Còn Khí công thì thiên về kiểm soát dòng năng lượng trong cơ thể. Khí công thiên về sự phát triển năng lượng trong cơ thể để tạo ra sức mạnh. Thiền và Khí công rất gần nhau, chúng đều có cùng mục đích tối ưu và phát huy sức mạnh của con người, tăng cường sức khỏe về tinh thần và thể xác.

- Đạo, Lễ: Đạo lý ở đời, nguyên lý của vũ trụ, phép tắc lễ nghi trong xã hội loài người.

+ Đạo giáo: Đạo Đức Kinh (Lão Tử) Đạo là nguyên lý của vũ trụ. Đạo là Lý Vô Vi: Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp.

Các nhà tư tưởng nổi bậc: Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử…

+ Nho giáo: Tư tưởng Triết học trong Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị.

Tác phẩm chính của Nho giáo là Lục kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Kinh Nhạc.

Các nhà tư tưởng tiêu biểu: Chu Công, Khổng tử, Mạnh Tử, Tuân Tử…

Khổng giáo là khởi nguồn của các tư tưởng rẽ nhánh của Nho giáo sau này, tất nhiên là không tránh khỏi sự khác biệt.

+ Tư tưởng khác, Mặc gia (Mặc tử), Pháp gia (Hàn Phi Tử).

- Triết học Tây Á: Thượng Đế, Thờ phượng, Giới luật, Đức hạnh.

- Triết học Ba Tư, Do Thái: Tác phẩm nổi tiếng nhất là thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.

- Triết học Hồi giáo: Tác phẩm nổi bậc nhất là Kinh Koran (Qur'an) và Muqaddimah của nhà sử học Ibn Khaldun.

2. Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học phương Đông và phương Tây

Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.

Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.

Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.

Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.

Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.

Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.

Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.

Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.

3. Đề tài tiểu luận triết học phương Đông

  • Những bài học hay về tinh thần độc lập và tự cường của người dân Nhật Bản.
  • Tìm hiểu khái lược lịch sử triết học phương Đông.
  • Nghiên cứu hệ thống phạm trù triết học phương Đông.
  • Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh phương Đông.
  • Phân tích nội dung tư tưởng triết học phương Đông thời cổ đại.\
  • Nghiên cứu một số học thuyết chính danh của Khổng Tử.
  • Sự tác động của tư tưởng Nho Giáo tới nền kinh tế và văn hóa xã hội Việt Nam.
  • So sánh về triết học Hy Lạp cổ đại với triết học phương Đông cổ đại.
  • Các học thuyết quản trị nhân lực phương Đông.
  • Phân tích về phép biện chứng của nền triết học phương Đông.
  • Sự tác động của Nho giáo tới nền văn học của dân tộc Việt Nam ngày nay.
  • Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của triết học phương Đông.
  • Nghiên cứu và phân tích các yếu tố biện chứng xuất hiện trong triết học phương Đông.
  • Tìm hiểu sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo