Tổng hợp đề tài tiểu luận sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành giữa các chủ thể trong việc tạo ra, sử dụng và chuyển giao các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, gồm các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trắng.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Tổng hợp đề tài tiểu luận sở hữu trí tuệ. Mời khách hàng cùng theo dõi.

Bộ Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Bộ Luật Sở Hữu Trí Tuệ

1. Khái niệm sở hữu trí tuệ ? 

Kể từ khi Việt Nam gia nhập TPP, cụm từ Sở hữu trí tuệ được nhắc tới rất nhiều lần. Vậy, thế nào là Sở hữu trí tuệ và Việt Nam quy định như thế nào về Luật Sở hữu trí tuệ ?

Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Để nắm được những quy định chung về Luật Sở hữu trí tuệ, cần nắm được một số thuật ngữ dưới đây:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.

10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.

11. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

24. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

2. Việt Nam quy định như thế nào về Luật Sở hữu trí tuệ ?

Chính sách của Nhà nước Việt Nam về sở hữu trí tuệ:

1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

3.Tổng hợp đề tài tiểu luận sở hữu trí tuệ

  1. Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  2. Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  3. Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  4. Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  5. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam.
  6. Quyền sao chép tác phẩm theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  7. Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích của cộng đồng trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  8. Một số vấn đề pháp lý về bảo hộ quyền tác giả trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
  9. Hạn chế quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  10. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  11. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện. (Đề tài Tiểu Luận Pháp luật Quyền Sở Hữu Trí Tuệ)
  12. Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  13. Quy định pháp luật về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  14. Bảo hộ tác phẩm kiến trúc theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng chuyển giao quyền tác giả.
  3. Hạn chế quyền liên quan theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  4. Chuyển giao quyền tác giả theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  5. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  7. Bảo hộ sáng chế và vấn đề sức khỏe cộng đồng theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam.
  8. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  9. Những vấn đề pháp lý về nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu của chủ sở hữu.
  10. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  11. Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  12. Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  13. Mối liên hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ba chiều trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  14. Quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  15. Mối liên hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. (Đề tài Tiểu Luận Pháp luật Quyền Sở Hữu Trí Tuệ)
  16. Sự giao thoa giữa bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh trong pháp luật sở hữu trí tuệ.
  17. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc quyền ưu tiên trong việc đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
  18. Những vấn đề pháp lý về tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu trí tuệ.
  19. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong pháp luật sở hữu trí tuệ – nghiên cứu so sánh với pháp luật cạnh tranh.
  20. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và các biện pháp xử lý – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  21. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
  1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  2. Nghiên cứu so sánh về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và hợp đồng dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam.
  3. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  4. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
  5. Mối liên hệ giữa bảo hộ bí mật kinh doanh và pháp luật lao động.
  6. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  7. Quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
  8. Sự tác động của Hiệp định TPP đối với pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  9. Tác động của Hiệp định TPP đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.
  10. Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền thương mại – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  11. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Đề tài Tiểu Luận Pháp luật Quyền Sở Hữu Trí Tuệ)
  13. Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  14. Vấn đề thực thi quyền tác giả tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  15. Vấn đề thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  16. Các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  17. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  18. Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  19. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  20. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại các doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  21. Thế chấp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  22. Vi phạm nhãn hiệu trên môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  23. Quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.
  24. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Hợp đồng chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  25. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết :Các đề tài tiểu luận về du lịch sinh thái chi tiết

Tham khảo thêm: Bài tiểu luận về sự phát triển tâm lý trẻ em

4. Giới thiệu dịch vụ pháp lý của Công ty Luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

>>>Tại ACC cũng cung cấp Công văn 1379/BHXH-BT, mời bạn đọc tham khảo!!

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đếnTổng hợp đề tài tiểu luận sở hữu trí tuệ. . Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Hotline: 1900.3330

Zalo: 0846967979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo