Bài mẫu tiểu luận quy trình sản xuất mì ăn liền

Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc Bài mẫu tiểu luận quy trình sản xuất mì ăn liền.

1. Tổng quan về mì ăn liền

1.1. Xuất xứ của mì ăn liền

Mì sợi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc từ triều đại nhà Hán (năm 206 trước công nguyên). Từ đây sản xuất mì sợi bắt đầu trải rộng ra các nước Châu Á. Vào thế kỷ 13, Macro Polo du hành đến Trung Quốc và ông đã mang kỹ thuật sản xuất mì ở Trung Quốc trở về Châu Âu. Tại đây, món mì sợi được biến đổi để trở thành món mì ống.

Từ cuối thế kỉ 18, người châu Âu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi. Sản phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở Ý và Pháp. Sau đó, nó được du nhập vào châu Á.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật hầu như không có thời gian dành cho việc nấu nướng, vì vậy họ cần đến những thức ăn nhanh. Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty Nissin Food Company Ltd của Nhật đã phát triển nên loại mì ăn liền vào năm 1958 và đưa vào sản xuất thương mại năm 1971. Sản phẩm này đã được làm chín trước, do đó khi sử dụng, chỉ cần trụng nó trong nước sôi khoảng từ 3 – 5 phút. Vì sự tiện dụng của mì ăn liền  và cũng vì sự bận rộn của mình nên người Nhật trở nên ưa chuộng món mì ăn liền và do đó nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

1.2. Tình hình phát triển của mì ăn liền trên thế giới

Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng và chất lượng. Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao.

Hiện nay, mì ăn liền được tiêu thụ ở hơn 80 quốc gia và được công nhận trên tầm quốc tế. Năm 2001, lượng mì gói được tiêu thụ trên toàn thế giới là 43,4 tỷ gói, chủ yếu là ở Châu Á, trong đó Trung Quốc là 16 tỉ; Indonesia là 8,6 tỉ; Nhật Bản 5,3 tỉ; Hàn Quốc là 3,9 tỉ; Bắc Mỹ 2,5 tỉ.

1.3. Tình hình phát triển của mì ăn liền tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam, các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng.

Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường. Các công ty quốc doanh như  MILIKET, COLUSA, … cũng như các công ty liên doanh như  VINA ACECOOK, A-ONE, … đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

2. Quy trình sản xuất mì ăn liền

2.1. Quy trình 1

Tailieuxanh 00996 Mi An Lien 3278 Page 0001

2.2. Quy trình 2

Tailieuxanh 00996 Mi An Lien 3278 1 Page 0001

2.3. So sánh hai quy trình sản xuất mì ăn liền

Yếu tố

Quy trình 1

Quy trình 2

Nguyên liệu  Sử dụng được loại bột hạng thấp  Loại bột hạng thấp có tỉ lệ gluten thấp, khó tạo hình
 Chỉ được đảo trộn tại thùng trộn  Được đảo trộn nhiều tại buồng ép
 Tổn thất do rơi vãi  Ít tổn thất hơn (không cần vận chuyển nhiều)

Sản phẩm

 Khó đa dạng hình dạng sợi mì  Dễ đa dạng hình dạng sợi mì (chỉ cần thay dĩa khuôn)
 Cấu trúc sợi mì ít chặt  Cấu trúc sợi mì chặt chẽ

Thiết bị

 Nhiều thiết bị (cần thiết bị vận chuyển)  Ít thiết bị

Năng lượng

 Do nhiều thiết bị nên tốn nhiều năng lượng  Tốn ít năng lượng

3. Bài mẫu tiểu luận quy trình sản xuất mì ăn liền

Bài mẫu tiểu luận quy trình sản xuất mì ăn liền: quy trinh san xuatmi an lien tieu luan
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Bài mẫu tiểu luận quy trình sản xuất mì ăn liền. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo