Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Theo đó, kỹ năng quản trị dự án là một trong những kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng đối với những người kinh doanh. Do đó, tiểu luận về đề tài kỹ năng quản lý thời gian đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận quản trị dự án, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.
Bài mẫu tiểu luận quản trị dự án hay nhất
1. Khái quát về tiểu luận
Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.
Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.
Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.
Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.
Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo...
2. Cách thức trình bày tiểu luận
Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:
- Phần trang bìa: được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau: Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.
- Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.
- Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
- Lời cảm ơn.
- Mục lục.
- Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
- Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
- Nội dung bài tiểu luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:
- Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210x297 mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.
- Sử dụng Font chữ Time New Roman
- Cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14. Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
- Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.
- Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.
- Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục.
- Đánh số trang đầy đủ.
- Đính kèm thêm một trang tiêu đề với đầy đủ thông tin liên quan tới họ, tên, mã sinh viên, mã môn học, tên câu hỏi, đề tài.
- Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.
Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:
Đề mục | Cỡ chữ | Định dạng | Canh lề trang |
Tên chương | 14 | In hoa in đậm | Giữa |
Tên tiểu mục mức 1 | 13 | In hoa in đậm | Trái |
Tên tiểu mục mức 2 | 13 | Chữ thường chữ đậm | Trái |
Tên tiểu mục mức 3 | 13 | Chữ thường, nghiêng | Trái |
Nội dung | 13 | Normal | Đều |
Tên khóa học | 13 | Nghiêng | Đều |
Bảng(Table) | 12 | Normal | Trái |
Chú thích bảng | 10 | Nghiêng | Trái, dưới bảng |
Tên bảng | 11 | Đậm | Trái, trên bảng |
Tên hình | 11 | Đậm | Trái, dưới hình |
Tài liệu tham khảo | 11 | Xem mục E | Chú thích bên dưới |
3. Tiểu luận quản trị dự án
1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả Kinh Tế – Xã Hội của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý
Tiểu luận bao gồm 3 phần chính như sau:
- Chương 1. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý
- Chương 2. Thực trạng của dự án đầu tư xây dựng mới cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý
- Chương 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
2. Tên đề tài: Tiểu luận quản trị dự án Vai trò của dự báo trong quản trị dự án
3. Tên đề tài: Tiểu luận quản trị dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện – dự án thủy điện krông h’năng 2 – Đại học duy tân đà nẵng
4. Tên đề tài: Tiểu luận quản trị dự án đầu tư dự án kinh doanh trò chơi trên bàn boardgame VN
5. Tên đề tài: Tiểu luận quản trị dự án Phân tích giai đoạn lập kế hoạch của dự án, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó
6. Tên đề tài: Tiểu luận quản trị dự án Lập dự án Trồng rau xanh
- Các bước thực hiện tiểu luận quản trị dự án
1. Nghiên cứu: Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu phù hợp. Bạn nên tham khảo những tài liệu có liên quan giúp hỗ trợ cho việc lập luận và ý tưởng trình bày cho tiểu luận chính trị của mình. Các bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về nôi dung và chủ đề cần triển khai nghiên cứu qua tài liệu và các phương tiện truyền thông như mạng internet, báo, đài, tivi để có cái nhìn đầy đủ, đa dạng và sâu về đề tài.
2. Lập luận và phương pháp trong tiểu luận: Lập luận trong bài tiểu luận cần được sắp xếp một cách phù hợp giúp người đọc hiểu được nội dung chính của vấn đề. Cần sử dụng thông tin một cách hợp lý. Bên cạnh tham khảo thì bạn cũng cần đưa ra được những ý kiến, lập luận và phương pháp của riêng bản thân để củng cố thêm cho vấn đề nghiên cứu. Những lập luận đưa ra phải mang tính khoa học, logic và dễ dàng diễn đạt được ý biểu đạt vừa nổi bật lên nội dung và ý nghĩa. Phương pháp lập luận có ý nghĩa rất quan trọng trong một bài tiểu luận.
3. Tài liệu tham khảo: Tất cả tài liệu tham khảo mà bạn đã tham khảo trong quá trình viết tiểu luận, bạn đều cần phải ghi vào phần mục lục ở cuối bài. Việc ghi mục tài liệu tham khảo là để thể hiện sự tôn trọng bản quyền của những người đã làm nên nó. Phần tài liệu tham khảo phải viết đầy đủ thông tin về tài liệu từ tác giả, tên tác phẩm đến năm viết, năm phát hành và nhà xuất bản. Phần này cần sắp xếp và trình bày theo một thứ tự khoa học nhất định.
4. Trình bày và bố cục: Thông qua cách trình bày cũng sẽ thể hiện được việc bạn có dành tâm huyết vào bài tiểu luận hay không. Vì thế hãy cố gắng tốt nhất để tránh được những lỗi sai cơ bản nhất trong việc trình bày tiểu luận nhé.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận quản trị dự án, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận quản trị dự án vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận