Tiểu luận phát triển chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia cũng như sự phát triển của mỗi cá nhân. Việc phát triển chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu cần thiết phù hợp với từng giai đoạn, từng địa phương thì mới đảm bảo vai trò to lớn nêu trên. Ở bài viết này Luật ACC hướng dẫn bạn đọc các xây dựng nội dung của Tiểu luận phát triển chương trình giáo dục mầm non thông qua việc chọn lọc một số nội dung chính dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo!

1. Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1. Chính vì vậy, giáo dục mầm non cho trẻ em giai đoạn 0 đến 6 tuổi giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục – đào tạo cho một  bậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình  độ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương trình Giáo dục mầm non…Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương  đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới.

Tiểu luận phát triển chương trình giáo dục mầm non

Tiểu luận phát triển chương trình giáo dục mầm non

Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng một chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phù hợp và đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế  giới. Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách

Ngoài ra, ở mức độ hẹp nhất, phát triển chương trình giáo dục là sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi chương trình học, chương trình hoạt động của người học / của trẻ dựa trên kết quả quan sát, đánh giá người học / đánh giá trẻ trong các hoạt động.

2. Vì sao cần phải phát triển chương trình giáo dục mầm non ? 

Quá trình triển khai chương trình giáo dục mầm non đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo. Tuy nhiên, trước yêu cầu cao hơn, xa hơn của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non đã tốt nhưng chưa đủ, cần phải làm tốt hơn nữa. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam nhấn mạnh phương diện phát triển con người một cách toàn diện.

Hình thành nhân cách, thể chất, giai đoạn giáo dục mầm non có thể nói là quan trọng bậc nhất, thậm chí mang tính quyết định.

Chương trình giáo dục mầm non vừa tiếp cận được kinh nghiệm thế giới, khoa học với bậc học mầm non; vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Chương trình cũng phải đạt được các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược của Việt Nam về phát triển con người.

3. Ý nghĩa của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non 

Mục tiêu nhằm giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em những phẩm chất và năng lực mang tính nền tảng, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào lớp một, tạo cơ sở cho việc học tập thành công ở cấp học tiếp theo và học tập suốt đời. 

Trải qua các thời kỳ phát triển, chương trình giáo dục mầm non đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành giáo dục  mầm non nói riêng và phát triển con người mới nói chung…

Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới để đặt nền tảng cơ sở đào tạo ra con người mới đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay, mặt khác xu hướng giáo dục của các nước trên thế giới và trong khu vực là tích hợp các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Giáo dục tích hợp theo chủ đề đã khắc phục được các hạn chế của chương trình mầm non cũ và bản thân nó có nhiều ưu việt.

4. Cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non

Cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình giáo dục mầm non có thể kể đến như: 

-Các học thuyết cơ bản về sự phát triển trẻ em (Thuyết xã hội - văn hoá của L.S. Vưgôtxki; Thuyết tâm lý xã hội (Erik Erikson 1963); Thuyết hành vi (SkinnerB.F, 1973 và Albert Bandura, 1963)....)

- Đặc điểm phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non

- Cách tiếp cận cơ bản và hình thức thiết kế chương trình

5. Các bước phát triển chương trình giáo dục mầm non 

Quá trình phát triển chương trình về cơ bản gồm 5 bước:

  1. Phân tích tình hình
  2. Xác định mục đích và mục tiêu của chương trình
  3. Thiết kế chương trình
  4. Thực thi chương trình
  5. Đánh giá chương trình

Quá trình phát triển chương trình đào tạo này cần được hiểu như một quá trình liên tục và khép kín. Sự phân chia các bước như trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế các bước đó luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chí đan xen vào nhau và được sắp xếp trong một vòng tròn khép kín. Cách sắp xếp như vậy muốn thể hiện rằng phát triển chương trình là một quá trình liên tục hoàn thiện và không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh hưởng đến khâu kia. Chúng ta không thể tách rời một khâu mà không xem xét đến sự tác động hữu cơ của các khâu khác.

6. Hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển chương trình giáo dục mầm non

Tuy nhiên, cho đến nay, việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục mầm non ở nước ta vẫn còn những hạn chế, một số mặt chưa được như mong đợi. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non các độ tuổi được học mẫu giáo có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3 đến 4 tuổi cả nước thấp (mới đạt 90,4%); tỷ lệ trẻ em độ tuổi nhà trẻ được tiếp cận giáo dục mầm non còn thấp (đạt 28%) đã ảnh hưởng đến sự bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, trẻ em 5 tuổi các vùng khó khăn chưa được chuẩn bị tốt các điều kiện (tiếng Việt, kỹ năng, thể lực, tâm lý…) sẵn sàng vào học lớp 1. Mạng lưới trường, lớp mầm non ở một số địa phương còn bất cập, nhất là vùng núi cao, vùng kinh tế - xã hội khó khăn thiếu nhiều trường, lớp, thiếu công trình vệ sinh và trang thiết bị.

Năng lực, kỹ năng tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển chương trình giáo dục mầm non của giáo viên chưa tương thích với trình độ đào tạo. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên mầm non chậm đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Chế độ lương và các thu nhập khác của giáo viên mầm non chưa tương xứng với công sức và áp lực nghề nghiệp, 

7. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển chương trình giáo dục mầm non

Nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục mầm non. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về phát triển giáo dục mầm trong tình hình mới

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định hoạt động và quản lý chất lượng giáo dục mầm non. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non cho phù hợp với thực tiễn. 

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, nhu cầu gửi trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ở mỗi vùng miền được đến lớp và chăm sóc, giáo dục

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập quốc tế góp phần nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 

Cộng tác của các lực lượng giáo dục: Gia đình - Nhà trường (trường mầm non, trường tiểu học) - Cộng đồng - Xã hội để bảo đảm thực hiện thành công quá trình sư phạm nhằm hình thành được khung kết quả mong đợi theo năng lực ở từng giai đoạn lứa tuổi và đào tạo.  

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Luật ACC dành cho các bạn về Tiểu luận phát triển chương trình giáo dục mầm non. Đây là những kiến thức có chọn lọc và bao quát nhất, các bạn có thể dựa vào đây để phát triển và đa dạng thêm các ý của mình. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời hỗ trợ giải đáp!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo