Mở Đầu
Từ nhu cầu cấp thiết của xã hội về phát triển tài sản vô hình, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện chế định pháp luật liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển hơn nữa những nguồn tài nguyên này. Khẳng định các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng cũng như hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm lớn đến hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Kể từ Bộ luật dân sự năm 1995 đã có chế định riêng về quyền sở hữu công nghiệp, đến Bộ luật dân sự năm 2015 đã dành hẳn một chương cho Quyền sở hữu công nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2019 cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đã cho thấy tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp cũng như việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành đã bỏ chương về Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng để thống nhất quy định quyền sở hữu công nghiệp với Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019. Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp trước tiên là một dạng hợp đồng dân sự, việc chỉ có Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh hợp đồng này gây ra nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và tinh thần pháp luật. tiểu luận pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp cũng là một nội dung quan trọng trong các quyền sở hữu trí tuệ cũng như chuyển giao công nghiệp. Hoạt động CGCN được quy định ở một Luật riêng là Luật chuyển giao công nghệ thì hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp chỉ được quy định trong một chương của Luật sở hữu trí tuệ và một vài nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều về sở hữu công nghiệp, việc còn rải rác các quy định về chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp gây bất cập cho việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Về thực tiễn, trên cơ sở thiếu thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật nên gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, cách thực hiện khác nhau cho cùng một vấn đề, sự phát triển, hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế – xã hội cũng kéo theo hệ lụy pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn. Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên toàn cầu thì việc chuyển giao công nghệ diễn ra sôi động, là tác nhân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có hợp đồng li-xăng. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta thì hình thức hợp đồng này còn khá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp còn lung túng khi thỏa thuận và xác lập hợp đồng.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp” để đi sâu và phâp tích, đánh giá các quy định của pháp luật về nội dung trên nhằm góp phần giải quyết một số vướng mắc, đưa ra đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Nội Dung
1. Khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là một bộ phận cấu thành của một khái niệm có nội hàm rộng hơn, quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm pháp lý nhưng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế – thương mại – đầu tư, hành chính, hình sự dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học; chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật”.
Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quyền sở sở hữu công nghiệp là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
* Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền tài sản do đó nó có đầy đủ các đặc tính của quyền sở hữu tài sản nói chung, đó là: chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình bao gồm quyền khai thác giá trị đối tượng sở hữu công nghiệp, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, được quyền chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp, và không ai được sử dụng tài sản đó nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp là một tài sản vô hình, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị kinh tế, giá trị xã hội.
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ và bị giới hạn về không gian và thời gian.
Thứ ba, quyền sử dụng là quyền quan trọng nhất. Chủ sở hữu không thể chiếm hữu (cầm, nắm, giữ) tài sản.
Thứ tư, quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ về nội dung. Khác với quyền tác giả bảo hộ về hình thức thì quyền sở hữu công nghiệp hướng tới bảo hộ về nội dung của ý tưởng sáng tạo.
Chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là thuật ngữ chỉ việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Để phân tích khái niệm hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp thì cần phân tích quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp hay quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì.
– Đối với nhãn hiệu, quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ thể quyền thực hiện các hành vi như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh… hay lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
– Đối với sáng chế, quyền sử dụng sáng chế là quyền cho phép chủ sở hữu khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua các hành vi như sản xuất sản phẩm được bảo hộ, áp dụng quy trình được bảo hộ… Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có toàn quyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.
Trong đó, quyền sử dụng của chủ sở hữu là quan trọng nhất, cho phép chủ sở hữu có quyền khai thác các lợi ích vật chất của đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, chủ sở hữu dùng quyền của mình hoặc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
* Đặc điểm hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Thứ nhất, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là một hình thức khai thác thương mại đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, về phạm vi chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng.
Thứ ba, hình thức của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp bắt buộc bằng văn bản6.
Thứ tư, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là quyền tài sản (hay tài sản).
Thứ năm, việc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp không làm mất đi các quyền năng của chủ sở hữu.
2. Khung pháp luật về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
* Pháp luật về chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: Chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp gồm hai bên: Bên chuyển quyền sử dụng (bên giao) và bên được chuyển quyền sử dụng (bên nhận).
Pháp luật về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: Quyền sử dụng sáng chế: Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có độc quyền thực hiện những hành vi nêu tại khoản 1 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 cho việc sử dụng sáng chế của mình. Chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế hoặc người được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng và cho phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba cho phép các tổ chức, các nhân khác được thực hiện những hành vi nêu trên. Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
Pháp luật về hình thức của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Hình thức theo hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản, thể hiện đầy đủ thỏa thuận của hai bên, các hợp đồng thể hiện bằng lời nói, thư từ, điện báo,…. đều không có giá trị pháp lý. Đây là một trong những vướng mắc về quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có thể là li – xăng độc quyền, li – xăng không độc quyền; hợp đồng sơ cấp, hợp đồng thứ cấp được quy định và thể hiện cụ thể trong nội dung hợp đồng.
3. Đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, và được sửa đổi bổ sung năm 2019 cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn về các điều khoản trong quyền sở hữu công nghiệp, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
* Về chủ thể hợp đồng tiểu luận pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
Như đã phân tích ở mục về chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp thì chủ thể hợp đồng gồm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc bên có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo một hợp đồng chuyển quyền với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trước đó.
* Về nội dung và hình thức hợp đồng: Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019. Nhìn chung, quy định của pháp luật Việt Nam về các nội dung của hợp đồng li – xăng không thực sự rõ ràng. Cụ thể, Khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Thứ nhất, về nội dung về thông tin các bên (điểm a Khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019) và dạng hợp đồng.
Thứ hai, về nội dung các điều khoản trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Thứ ba, về hiệu lực của hợp đồng. Thứ tư, về hình thức hợp đồng.
* Thực tiễn và những vướng mắc trong thực hiên hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: Các quy định của pháp luật đóng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li – xăng.
4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Giải pháp hoàn thiện pháp luật: Từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thừa nhận vai trò quan trọng của các tài sản trí tuệ nhất là đối tượng liên quan đến sáng tạo ngày càng được đề cao. Ngoài ra, Nhà nước cũng chú ý đề cập đến lợi ích của việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Do đó hoàn thiện pháp luật về hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp là mục tiêu trong đổi mới, hội nhập và phát triển.
Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, quy định về điều khoản hợp đồng.
Thứ ba, về hiệu lực của hợp đồng.
Thứ tư, quy định về hình thức văn bản.
Thứ năm, về pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ sáu,về điều khoản hạn chế bất hợp lý trong hợp đồng.
* Các giải pháp nâng cao hiệu hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở quả thực hiện pháp luật về hữu công nghiệp:
Thứ nhất, nhằm giảm bớt việc đăng ký có phần gây phiền phức, tốn thời gian và chi phí cần phát triển công nghiệp thông tin vào hoạt động đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp này.
Thứ hai, cần có sự tuyên truyền, phổ biến rộng quy định pháp luật hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể, người dân.
Thứ ba, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát việc vi phạm quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp sau khi đã hết thời hạn hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ tư, hình thành các trung tâm tư vấn về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Mô hình tư vấn chuyển giao QSHCN ở nước ta còn rất hạn chế, để các doanh nghiệp có khả năng chuyển giao QSHCN nói chung và quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp nói chung thì việc hình thành các trung tâm hỗ trợ, tư vấn trong lĩnh vực này là cần thiết.
Kết Luận
Từ việc phân tích khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp và đánh giá thực trạng nội dung pháp luật Việt Nam quy định về hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp cũng như thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật trên thực tế, tôi đã nêu ra định hướng yêu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm các mục tiêu phát triển hiệu quả đối tượng sở hữu công nghiệp, thúc đẩy kinh tế – xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo trong hội nhập quốc tế… Từ đó đã đưa ra những giải pháp đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách cụ thể về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp như chủ thể, nội dung, hình thức hay đăng ký hợp đồng và đồng thời đưa ra các phương án nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lấy con người làm trung tâm như đẩy mạnh phát triển các ứng dụng CNTT để tự động hóa các thao tác chuyên môn, rút ngắn thời gian xử lý và nâng cao chất lượng xử lý đơn; rà soát, sửa đổi các quy chế thẩm định đơn; đẩy mạnh hoạt động đào tạo kiến thức và nghiệp vụ sở hữu công nghiệp cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp; tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ các cơ quan thực thi, qua đó tạo niềm tin cho hoạt động nghiên cứu triển khai phát triển đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Thông tư số 163/TT-SHCN ngày 15/4/1994 về hướng dẫn thi hành các quy định về phê duyệt và đăng ký hợp đồng li xăng.
- Bùi Thị Minh (2015), Luận văn thạc sĩ luật học, “Hợp đồng li – xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài” , Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Công ty Luật Minh Anh, “Li xăng Nhãn Hiệu hàng hóa, dạng của hợp đồng li xăng nhãn hiệu”, http://www.luatminhanh.vn/li-xang-nhan-hieu-hang-hoa.html, truy cập ngày 9/2/2018
- Đại học Luật Hà Nội, (2008, tái bản năm 2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB Công an Nhân dân.
- Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
- Đoàn Đức Lương (2012), Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội.
- Hiệp định liên quan đến cách khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ – TRIPS
- Hồ Thúy Ngọc (2010), Quyền sở hữu trí tuệ và hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 42, Đại học Ngoại thương.
- Hoàng Lan Phương (2011), Luận văn thạc sĩ, “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ”, Hà Nội
Trên đây là các thông tin về Tiểu luận pháp luật đại cương về quyền sở hữu mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận