Trong quá trình học tập và nghiên cứu đặc biệt từ giáo dục đại học trở lên thì yêu cần viết tiểu luận trở nên phổ biến là cơ sở đánh giá năng lực môn học của sinh viên. Đề tài viết tiểu luận là vô cùng đa dạng. Vậy Tiểu luận kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975 như thế nào? Gồm những nội dung chính gì? Mời bạn đọc cùng với Luật ACC đi tìm hiểu nhé!
1. Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày.
Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra.
Thông qua bài tiểu luận bạn sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó.
2. Bố cục một bài tiểu luận
Về nội dung
Bố cục một bài tiểu luận hay kết cấu bài tiểu luận bao gồm 3 phần, đó là: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
- Một cách chi tiết, phần mở đầu bao gồm: Lời cảm ơn, lời cam đoan, lời mở đầu. Đây cũng chính là phần mà chúng ta cần nêu rõ đề tài lựa chọn cũng như nêu ra mục đích lựa chọn đề tài. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết nêu ra phương pháp nghiên cứu đề tài đó.
- Phần nội dung là phần mà bạn đi sâu vào phân tích đề tài. Trong phần nội dung sẽ bao gồm những đề mục chính mà bạn “chẻ nhỏ” ra từ đề tài. Có thể nói, những đề mục chính ấy hay còn gọi là những luận điểm cần triển khai.
Để triển khai luận điểm, bạn cần sử dụng những luận cứ để chứng minh. Bên cạnh đó, cần sử dụng cách lập luận phù hợp, vận dụng phương pháp nghiên cứu linh hoạt để có thể làm nổi bật đề tài.
Ngoài ra, đừng quên sử dụng những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm bạn nêu ra. Đừng quên nêu ra thực trạng cũng như đề xuất ra cách giải quyết cho những vấn đề bạn đặt ra nhé!
- Đối với phần kết luận, bạn cần tóm tắt lại những ý chính đã nêu trong phần nội dung. Cách viết phần kết luận khá tương tự với cách viết phần lời mở đầu. Tuy nhiên, bạn cần phân tích, tổng kết theo một hướng khác.
Về hình thức
Từ hình thức cho đến nội dung, bạn cần sắp xếp một cách logic, rõ ràng và hợp lý.
Trước tiên là trang bìa.
Trang bìa tiểu luận của bạn cần đảm bảo được những nội dung sau: Phía trên cùng của bìa đề tên trường và khoa; giữa trang bìa nên đặt tên đề tài với khổ chữ to. Phía dưới cùng của trang đề tên giảng viên bộ môn, người thực hiện đề tài, lớp học, tên cơ sở giáo dục. Đừng quên ở gần đáy trang, điền thành phố và năm học của bạn nhé.
Tiểu luận kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975 cơ bản cũng tuân theo bố cục chung của một bài tiểu luận như trên. Ngoài ra bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn bố cục khác mà bạn cho là phù hợp tuy nhiên cũng nên đảm bảo một số nội dung nêu trên để bài tiểu luận đạt điểm cao nhất!
Để giúp quý bạn đọc làm tốt nội dung tiểu luận của mình, Luật ACC xin đưa ra hướng dẫn cho một số nội dung chính- làm cơ sở để bạn phát triển ý hoàn thiện theo văn phong của mình.
Tiểu luận kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975
Bối cảnh đất nước
Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta có những đặc điểm sau đây:
- Nền kinh tế miền Bắc là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản đề lại hết sức kém cỏi và non yếu. Công nghiệp nhỏ bé, mới phôi thai. Nông nghiệp và thủ công có tính chất phân tán, chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, miền Bắc lại bị tàn phá nặng nề của 15 năm chiến tranh.
- Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã được sự hỗ trợ về vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt từ Liên Xô.
- Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong hoàn cảnh đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa, thành căn cứ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược.
Những đặc điểm trên đây sẽ có ảnh hưởng tới tiến trình xây dựng kinh tế của miền Bắc suốt thời kỳ 1955-1975. Xuất phát từ tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã chủ trương: “đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trong quá trình đó, miền Bắc tập trung sức thực hiện hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản là cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế ở giai đoạn đầu.
Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975
Kể từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta đã trải qua những thăng trầm trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hôi. Thói kỳ 1945-1954 là thời kỳ đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam và là giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống giặc, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế nông thôn, quy mô kinh tế rất thấp, tiềm lực yếu kém. GDP bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60 đồng, tương đương 35 USD.
Thời kỳ 1955-1975: Khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất
Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975 chia nhỏ đến các giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 1955-1957: Khôi phục kinh tế
- Giai đoạn 1958-1960: Cải tạo và phát triển kinh tế
- Giai đoạn 1961-1965: Kế hoạch năm năm lần thứ nhất
- Giai đoạn 1965-1975: chuyển hướng kinh tế chống chiến tranh phá hoại và khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Nội dung phát triển kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975
Quá trình xây khôi phục kinh tế được thực hiện trên 3 mặt : khôi phục các cơ sở sx ,khôi phục mức sx ngang trước chiến tranh và làm biến đổi tính chất của nền KT cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.
-Việc khôi phục được thực hiện theo tinh thần nghị quyết của Bộ chính trị tháng 9/1954 với chủ trương nắm vững việc phục hồi và phát triển nông nghiệp: vấn đề then chốt, cơ sở để cai thiện đời sống dân sinh. Khôi phục và pt CN nhẹ trước ,CN nặng sau.
-Thực hiện chủ trương này nhà nước đã có một số biện pháp như : giải quyết một số khó khăn trước mắt về đời sống , giúp các sơ sở sản xuất về vốn, đẩy mạnh phong trào đổi công và phong trào làm thủy lợi để khôi phục và pt nông nghiệp
Giai đoạn 1955 - 1975, Chuyển nền kinh tế từ thế bị bao vây, cấm vận, khép kín sang nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế.
-Trong giai đoạn này nhiệm vụ quan trọng của thương nghiệp là thống nhất thị trường ổn định giá cả , nắm độc quyền ngoại thương và mở rộng quan buôn bán với nước ngoài .
-Sử dụng biện pháp ổn định và điều chỉnh hợp lý giá cả ở vùng giải phóng dựa trên cơ sở giá ở vùng tự do vì giá ở vùng tự do tương đối hợp lý và ổn định.
-Hệ thống mậu dịch quốc doanh được mở rộng, lập lại các HTX mua bán độc quyền ngoại thương.
-Chính phủ sớm ban hành chính sách thuế mới và coi thuế là công cụ kiểm tra mọi hoạt động kinh tế xã hội , điều tiết thu nhập của giai cấp tư sản
-Tiền tệ : Chính phủ tiến hành thu hồi các loại tiền như đồng Đông Dương, tín phiếu, cho lưu hành giấy bạc ngân hàng TW.
Kết quả đạt được kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975
Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 1975 có 17 nghìn hợp tác xã nông nghiệp, tăng 12,2 nghìn hợp tác xã so với năm 1958; sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,49 triệu tấn, tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; đàn lợn có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con.
Sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với đường lối công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng. Năm 1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp 13,8 lần năm 1955; bình quân năm trong giai đoạn 1956 -1975 tăng 14%/năm.
Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm và có sự phát triển nhanh chóng, làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất và chiến đấu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 đạt 5.358,3 triệu đồng, gấp 7,8 lần năm 1955. Chỉ số giá bán lẻ giai đoạn 1955 -1975 mỗi năm tăng 4,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 66% của thời kỳ 1945-1954.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Hoạt động giáo dục đạt được những thành tựu lớn. Số người đi học năm 1975 đạt 6.796,9 nghìn người, gấp 5,3 lần năm 1955. Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2.769 người, gấp 2,9 lần. Nhờ những cố gắng, nỗ lực của ngành Y, y tế nông thôn ở miền Bắc trong thời kỳ này đã có những thay đổi rõ rệt. Số bệnh viện được đầu tư xây dựng ở miền Bắc, từ 57 bệnh viện, 17 bệnh xá năm 1955 lên thành 442 bệnh viện và 645 bệnh xá năm 1975. Số lượng cán bộ ngành y cũng tăng nhanh từ 108 bác sĩ năm 1955 lên 5.684 bác sĩ năm 1975. Năm 1975, thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình công nhân viên chức ở miền Bắc là 27,6 đồng (tăng 57,7% so với năm 1945); thu nhập bình quân đầu người một tháng của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc là 18,6 đồng (gấp 2,6 lần).
Không những vậy, quan hệ thương mại giữa miền Bắc nước ta với các nước trên thế giới cũng được mở rộng, từ 10 nước (trong đó có 7 nước xã hội chủ nghĩa ) trong năm 1955, đến năm 1965, đã tăng lên 35 nước (trong đó có 12 nước xã hội chủ nghĩa).
Có thể thêm phần liên hệ so sánh giữa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975 với kinh tế miền Nam, với kinh tế giai đoạn trước hoặc với một quốc gia khác trong cùng thời kỳ để thấy sự khác biệt cũng như làm sâu sắc hơn tiểu luận.
Đánh giá:
Khái quát lại, sau hơn 77 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, qua quá trình phấn đấu, chuyển đổi mô hình, hoàn thiện môi trường thể chế, kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu rộng, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới; trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới./.
Thành công của đường lối chính sách trong thời kỳ khôi phục kinh tế không chỉ đem lại những biến đổi sâu sắc trong đừoi sống kinh tế xã hội ở miền Bắc mà còn để lại những bài học quý giá và có ý nghĩa lớn trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là nội dung hướng dẫn của Luật ACC dành cho các bạn về Tiểu luận kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955- 1975 đây là những kiến thức có chọn lọc và bao quát nhất, các bạn có thể dựa vào đây để phát triển và đa dạng thêm các ý của mình. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời hỗ trợ giải đáp!
Nội dung bài viết:
Bình luận