Tiểu luận khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ em lứa tuổi mầm non chính là tìm hiểu những vấn đề lý luận của khủng hoảng lứa tuổi lứa tuổi lên ba; thực trạng khủng hoảng lứa tuổi lên ba; đề xuất các biện pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Tiểu luận khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3
1. Mở đầu
1.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện tượng khủng hoảng lứa tuổi lên ba. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục đúng đắn giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng, phát triển tốt về mặt tâm lý.
1.2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khủng hoảng tâm lý lứa tuổi lên ba.
Phạm vi nghiên cứu.: Đề tài chỉ nghiên cứu hiện tượng khủng hoảng lứa tuổi lên ba ở trường mầm non Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên lí luận
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp xử lí số liệu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận
Một số khái niệm công cụ
- Khái niệm khủng hoảng là gì?
- Khủng hoảng lứa tuổi lên ba là gì?
- Trẻ em mầm non là gì?
2.2. Thực trạng
Đặc điểm tâm lý của trẻ lên 3.
- Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi lên 3
- Đặc điểm trí tuệ của trẻ lứa tuổi lên ba
- Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách
Thực trạng khủng hoảng lứa tuổi lên ba.
- Biểu hiện của khủng hoảng lứa tuổi lên ba.
- Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng lứa tuổi lên ba
- Ảnh hưởng của khủng hoảng tuổi lên 3 tới sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non
2.3. Đề xuất biện pháp
Bày tỏ sự đồng cảm với con
Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Mình hiểu khi Daisy đã khóc, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Nếu bắt đầu câu chuyện bằng “Nín, nín ngay lập tức” với giọng điệu cao, cáu gắt sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng và khóc to thêm. Thế là đôi bên cùng mệt mỏi, cơn nóng giận sẽ đến rất nhanh.
– Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên, mình di dời con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác…).
– Nếu con khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau…), mình bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao. Mình không bao giờ phủ nhận cảm xúc của con kiểu “Ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau” hay trách con “Đi đứng thế à?”.
– Nếu mình chưa rõ nguyên nhân con gào khóc, mình hay bắt đầu bằng một cái ôm thật lâu thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng… Sau đó, mình sẽ hỏi con: “Bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?”, “Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu vừa khóc vừa nói, mẹ chẳng nghe được rõ con muốn nói gì”, “Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì, để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào”, “Cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé”… Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, cảm giác mẹ đang ở cùng phía với mình, có thiện chí với mình.
– Mình tuyệt đối không bao giờ để cho Daisy khóc một mình mà chưa nói chuyện để cùng con giải quyết vấn đề. Mình nghĩ với người lớn như mình cũng vậy thôi, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình thật là tồi tệ, nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.
Tìm hiểu, cùng con gọi tên vấn đề của con
Sau bước một, mình đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của Daisy. Bước hai, nói đơn giản thì mình hoàn toàn đóng vai là “tiếng vọng” của con.
Ví dụ, nếu Daisy nói: “Con không thích ăn sữa chua xoài”, mình sẽ nói: “Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?”. Hoặc “Con không thích đi tất” – “Rồi, mẹ hiểu rồi, vậy là sáng nay mặc dù đang rất lạnh và tẹo nữa mẹ con mình sẽ đi bộ ngoài trời lạnh để đi học nhưng con vẫn không thích đi tất đúng không?”
Mình thấy việc này cực hiệu quả ở chỗ Daisy thấy mẹ lắng nghe và hiểu những gì bạn ấy muốn. Cách hỏi lại cũng để bạn ấy có thời gian nghĩ xem thực ra vấn đề này có thực sự là vấn đề hay không, đồng thời “câu giờ” để cơn khóc quấy… của bạn ấy từ từ lắng xuống.
Lắng nghe nhu cầu, cách giải quyết con mong muốn, phân tích vấn đề dựa trên thực tế (không dựa trên ý kiến chủ quan của mẹ)
Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết như thế nào. Mình hỏi Daisy trước, xem bạn ấy muốn gì. Trong trường hợp hạn chế về thời gian, mình sẽ hỏi rất nhanh và đề xuất luôn phương án của mình. Nhiều khi nói một hồi, cái bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc để đòi nhưng mình không vội đánh giá, cứ để con được nói ra những mong muốn của mình.
– “Vì sao con lại không thích đi tất?” (Có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn. Nhiều trường hợp khóc quấy của bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc).
– “Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?”
– “Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?”
3. Kết luận
Khủng hoảng tuổi lên 3 là khủng hoảng tâm lý ở giai đoạn trẻ lên 3 tuổi do sự phát triển nhanh, mạnh về tâm lý lẫn sinh lý, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn, mất cân bằng ở trẻ do nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết. Cụ thể đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với kỹ năng thực tế của trẻ, mâu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với sự cấm đoán, sự không cho phép của người lớn. Ở giai đoạn tuổi lên ba trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, và làm những việc như người lớn, muốn được độc lập, tự chủ. Trẻ thường nói lớn lên con sẽ thế này, con sẽ thế kia nhưng thực tế trẻ không đợi được đến lúc lớn lên mà trẻ muốn làm người lớn ngay tức khắc. ở giai đoạn này trẻ muốn tự lập và muốn khẳng định bản thân mình.
4. Tài liệu tham khảo
Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.
Nguyễn Xuân Thức (2006), giáo trình tâm lí học đại cương, NXB Đại học sư phạm.
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), tâm lí học đại cương NXB ĐHQGHN (2005), HN....
Như vậy trên đây ACC đã cung cấp đến quý khách hàng mẫu Tiểu luận khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 để các bạn cùng tham khảo. Cảm ơn quý bạn đọc đã bỏ thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận