Bài mẫu tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ

Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Theo đó, tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tiểu Luận Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Bài mẫu tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ

1. Khái quát về tiểu luận

Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo...

2. Cách thức trình bày tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

  • Phần trang bìa: được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau: Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.
  • Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.
  • Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
  • Lời cảm ơn.
  • Mục lục.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
  • Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
  • Nội dung bài tiểu luận.
  • Danh mục tài liệu tham khảo.

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210x297 mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.
  • Sử dụng Font chữ Time New Roman
  • Cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14. Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
  • Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.
  • Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.
  • Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục.
  • Đánh số trang đầy đủ.
  • Đính kèm thêm một trang tiêu đề với đầy đủ thông tin liên quan tới họ, tên, mã sinh viên, mã môn học, tên câu hỏi, đề tài.
  • Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.

Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:

Đề mục Cỡ chữ Định dạng Canh lề trang
 Tên chương 14  In hoa in đậm Giữa
 Tên tiểu mục mức 1 13  In hoa in đậm Trái
 Tên tiểu mục mức 2 13  Chữ thường chữ đậm Trái
 Tên tiểu mục mức 3 13  Chữ thường, nghiêng Trái
 Nội dung 13  Normal Đều
 Tên khóa học 13  Nghiêng Đều
 Bảng(Table) 12  Normal Trái
 Chú thích bảng 10  Nghiêng Trái, dưới bảng
 Tên bảng 11  Đậm Trái, trên bảng
 Tên hình 11  Đậm Trái, dưới hình
 Tài liệu tham khảo 11  Xem mục E Chú thích bên dưới

3. Tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ

1. Tên đề tài: “Sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh”

Nội dung: Bài tiểu luận nhằm nghiên cứu và phân tích chỉ rõ về sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong kinh doanh hiện nay. Cụ thể nội dung của bài được chia thành 4 nội dung chính:

  • Tổng quan lý thuyết về giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh
  • Phân tích về sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh.
  • Những biện pháp nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh.
  • Nêu ví dụ về một số doanh nhân thành công trong giao tiếp.

2. Tên đề tài: “Vai trò và ứng dụng giao tiếp phi ngôn ngữ trong lĩnh vực kinh doanh”.
Nội dung: Bài mẫu tiểu luận đề cập đến:

  • Vai trò của những hành động trong giao tiếp phi ngôn ngữ được ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh
  • Phân tích tầm quan trọng của những yếu tố này trong giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Trình bày những ứng dụng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh
  • Lấy một số ví dụ về những bài học tiêu biểu về giao tiếp phi ngôn ngữ và phân tích vai trò trong từng tình huống đó.

3. Tên đề tài: “Phân tích và ứng dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong ngành kế toán để nâng cao hiệu quả làm việc”.

Nội dung: Bài tiểu luận đề cập đến:

  • Những kỹ năng ứng xử thường xuyên có trong quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ được ứng dụng nhiều nhất trong ngành kế toán.
  • Phân tích, làm rõ hoàn cảnh sử dụng, cách thức sử dụng cũng như ưu nhược điểm mỗi kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Ứng dụng những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ đó trong thực tế giao tiếp ngành kế toán.

4. Tên đề tài: “Phân tích và nêu ứng dụng của giao tiếp phi ngôn ngữ trong thực trạng ngành du lịch hiện nay”.

Nội dung: Bài tiểu luận nêu ra được chia thành 3 phần chính theo mỗi chương:

  • Khái quát về giao tiếp phi ngôn ngữ trong đời sống.
  • Vai trò giao tiếp phi ngôn ngữ trong hướng dẫn du lịch .
  • Phương pháp giao tiếp phi ngôn ngữ trong hướng dẫn du lịch.

5. Tên đề tài: “Trình bày và phân tích nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động kinh doanh của người Nhật”.

Nội dung: Bài viết nêu ra những cử chỉ và hành động được cho là phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh của người Nhật Bản. Mỗi hoạt động được cấu trúc như sau:

  • Giới thiệu, trình bày hành động giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Phân tích ưu nhược điểm và trường hợp áp dụng của từng loại giao tiếp phi ngôn ngữ
  • Lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại giao tiếp phi ngôn ngữ.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận giao tiếp phi ngôn ngữ vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo