Tiểu luận giáo dục trong thời đại 4.0

Giáo dục luôn là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ thị trường nền công nghệ 4.0 cùng với những thành tựu nổi bật như: Internet, di động, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng phần mềm,... Đồng thời điều này cũng đã tạo ra nhiều thay đổi cho nền giáo dục 4.0 của toàn cầu. Ở bài viết này Luật ACC hướng dẫn bạn đọc các xây dựng nội dung của Tiểu luận giáo dục trong thời đại 4.0 thông qua việc chọn lọc một số nội dung chính dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo!

1. Những khái niệm cơ bản

Thời đại 4.0 là gì?

Những cụm từ “thời đại công nghệ 4.0”, “cách mạng công nghiệp 4.0”… đã trở nên quen thuộc với mọi người thông qua báo chí, truyền thông.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: (bắt đầu vào đầu thế kỷ 21) công nghệ phát triển vượt bậc dựa trên cơ sở các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 3, bao gồm hệ thống vật lý không gian mạng; mọi vật kết nối internet; thiết bị điện tử thông minh; sự ra đời của mạng wifi, 4G, 5G giúp con người kết nối với nhau ở bất kỳ đâu. Công nghệ thông tin cũng ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất và đời sống con người. Công nghiệp cũng có những bước tiến mới nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot, S.M.A.C, công nghệ nano, vật liệu mới…

Giáo dục 4.0 là gì?

Giáo dục 4.0 được hiểu là giáo dục thông minh (Smart Education).

Chữ Smart không chỉ chứa đựng hàm ý “thông minh”; mà cụm từ viết tắt S-M-A-R-T còn được diễn giải nhiều nghĩa hơn:

  • S (Self-directed là Tự định hướng);
  • M (Motivated là Có động cơ);
  • A (Adaptive là Có khả năng tương thích);
  • R (Resource enriched là Có nguồn học liệu phong phú);
  • T (Technology embedded là Có áp dụng công nghệ).

Ở một góc độ khác, Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh với sự liên kết chặt chẽ giữa nhiều tổ chức lại với nhau, bao gồm: Nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp. Đây là mối liên kết mang lại điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên có cơ hội phát triển năng lực của bản thân theo hướng tự do. Đồng thời, gắn kết, vận dụng công nghệ vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại công nghệ 4.0

Theo đó “Giáo dục 4.0” – Mô hình; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì thế, việc nhận diện những biểu hiện và tác động của giáo dục 4.0; để tiến hành đổi mới kịp thời, hiệu quả; là vấn đề có tính tất yếu và cấp thiết hiện nay đối với các cơ sở đào tạo đại học ở nước ta hiện nay.

Tiểu luận giáo dục trong thời đại 4.0

Tiểu luận giáo dục trong thời đại 4.0

2. Biểu hiện của giáo dục trong thời đại 4.0

Giáo dục 4.0 bao gồm bốn yếu tố: Giảng dạy 4.0, nghiên cứu 4.0, quản trị 4.0 và hệ sinh thái 4.0.

Giáo dục 4.0 tại các trường cao đẳng, đại học không còn quá cứng nhắc và bó buộc như trước kia. Thay vào đó, môi trường học tập sẽ ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ, trang bị kỹ thuật nhằm giúp học sinh, sinh viên được trải nghiệm, thực hành, tiếp cận nhiều hơn. Học tập trong nền giáo dục 4.0 sẽ không chỉ là các buổi học trên lớp, những phòng thí nghiệm mà rộng hơn thế nữa.

Giáo dục 4.0 gắn việc Học đi đôi với thực hành; Hướng tới phát triển cá nhân một cách tổng thể; mở ra một viễn cảnh giáo dục rộng mở và linh hoạt hơn. Vai trò của giáo viên thay đổi, người học cũng thay đổi theo. Giáo viên là người kết nối; Tự học là yêu cầu bắt buộc không còn mang tính thụ động, một chiều nữa. Giáo dục thời đại 4.0 đã mở rộng độ tuổi học tập qua khái niệm "học tập suốt đời". Với internet, các lớp học trong thời 4.0 có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thời điểm nào.

So sánh để thấy những ưu điểm vượt trội của giáo dục thời đại 4.0 so với giáo dục truyền thống. 

3. Ý nghĩa của giáo dục thời đại 4.0

Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh. Trong đó, những công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0 được áp dụng vào giảng dạy giúp thay đổi cách tiếp cận, cải thiện tốt hơn trải nghiệm ở trường học. 

4. Thuận lợi và thách thức của giáo dục 4.0

Sự phát triển thần tốc của công nghệ trong thời đại 4.0 vừa là điều kiện, vừa là thách thức cho ngành giáo dục hiện nay. 

Thuận lợi 

Học sinh, sinh viên sẽ được tham gia vào những phòng ban, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp để trau dồi, rèn luyện thêm những kiến thực thực tiễn. Nhờ đó, sau khi ra trường, học sinh sinh viên sẽ có tay nghề, kinh nghiệm cùng khả năng thích ứng cao.

giáo dục 4.0 sẽ không gò bó, cứng nhắc vào việc chỉ học lý thuyết suông, học vẹt, học tủ. Thay vào đó, học sinh và sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức có chiều sâu, phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo đuổi.

giáo dục 4.0 sẽ là động lực để học sinh, sinh viên cố gắng, phấn đấu để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và cả chuyên môn.
Sự “cá biệt hóa” cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập; tu dưỡng và rèn luyện ở đại học được dựa trên năng lực tự tổ chức của cả cá nhân lẫn tập thể sinh viên (tổ, nhóm, lớp).Thông qua việc xác định rõ mục đích học tập của riêng mình – điều kiện tiên quyết cho phát triển năng lực của mỗi sinh viên. điều đó sẽ tạo thuận lợi cho những tư duy mới, tư duy đột phá, tư duy sáng tạo ra đời

Thách thức:

Trước những thông tin cần thiết cho sinh viên đang có sẵn ở khắp nơi (sách, bài báo, tạp chí, website…); thì thách thức đặt ra là làm sao để khai thác; và sử dụng một cách hiệu quả những kênh thông tin này bằng các công cụ, phương tiện hiện đại hiện có.

Trường đại học luôn phải có sự đổi mới kịp thời về cả mục tiêu, nội dung, chương trình, mô hình, phương pháp giáo dục.
Trình độ, kỹ năng của một bộ phận nhân sự ngành giáo dục không đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của giáo dục 4.0 ( trình độ chuyên môn hạn chế, tư duy thủ cựu, sống an phận..)

5. Yêu cầu đặt ra với giáo dục trong thời đại 4.0

Sự thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và đổi mới theo hướng giáo dục 4.0 nói riêng.

Có sự tương tác và gắn kết với thực tiễn. Chú trọng mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên thành những công dân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích nghi và ứng biến trước những thay đổi của xã hội.

Đề cao tính tự chủ của người học trong quá trình giảng dạy. Học sinh, sinh viên phải là người chủ động đặt vấn đề, tìm hiểu và nắm bắt kiến thức từ đó có sự liên hệ đến thực tiễn cuộc sống. Người giảng dạy đóng vai trò là người hướng dẫn và định hướng phương pháp học tập cho học sinh, sinh viên.

Trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học; thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực; đẩy mạnh hoạt động tự nghiên cứu, gắn chặt đào tạo với nghiên cứu một cách hiệu quả.

Phải cập nhật thường xuyên, kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ nói chung; CNTT nói riêng cho cán bộ, giảng viên; và sinh viên để họ có đủ công cụ, phương tiện dạy và học một cách thông minh hơn.

Do vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ sở đào tạo đại học hiện nay là phải đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên và kịp thời những kiến thức liên quan nêu trên; cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và cho lực lượng sinh viên; (tạo ra động lực, phát huy tính tích cực, chủ động của người học); để họ có đủ công cụ, phương tiện để có thể giảng dạy; và học tập một cách thông minh trong môi trường Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Luật ACC dành cho các bạn về Tiểu luận giáo dục trong thời đại 4.0. Đây là những kiến thức có chọn lọc và bao quát nhất, các bạn có thể dựa vào đây để phát triển và đa dạng thêm các ý của mình. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời hỗ trợ giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo