Thông qua bài viết dưới đây ACC sẽ thông tin đến các bạn bài viết về chủ đề: "Các đề tài về tiểu luận công ước Basel". Mời các bạn tham khảo
1. Tiểu luận là gì?
Bài tiểu luận có “hình thù” như thế nào? Các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, khi được giảng viên giao viết tiểu luận đều rất ngỡ ngàng, và không hiểu là viết cái gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, tiểu luận là báo cáo về một vấn đề thuộc một môn học hay một vấn đề thực tiễn của một đơn vị nào đó nhằm rút ra những kết luận, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang.
Tiểu luận chính là cơ hội để bạn chứng tỏ mình có thể làm được những gì; rằng bạn hiểu được câu hỏi đặt ra; hiểu được các vấn đề liên quan; và rằng bạn đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó. Tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính vì những lý do đó mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học (kể cả trong nước và nước ngoài).
2. Cách viết và cách trình bày tiểu luận chi tiết
Cách viết tiểu luận
Chọn đề tài tiểu luận như thế nào?
Lưu ý: Phần này chỉ thực hiện khi giáo viên cho phép các bạn được tự do lựa chọn đề tài.
Để chọn được đề tài tiểu luận tốt, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Đề tài bạn thích và thực sự hứng thú làm
- Đề tài phải phù hợp với môn học hay phù hợp với nội dung mà giáo viên đưa ra: có nhiều bạn sinh viên, khi lựa chọn đề tài, không chú ý xem nó có phù hợp với môn học của mình không, không đọc kỹ yêu cầu của giáo viên, dẫn đến lạc đề
- Đề tài phải khả thi: tức là bạn phải có đủ kiến thức và tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh được nó. Đề tài các bạn thích nhưng không đủ kiến thức mà việc tìm tài liệu tham khảo cũng không thực hiện được thì tốt nhất, không nên lựa chọn.
Cách trình bày tiểu luận
Với nhiều bạn sinh viên, làm tiểu luận được ví như những “gánh nặng, cực hình” và các bạn rất ngại viết. Do đó nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Cách trình bày tiểu luận trong word
Một vài lưu ý các bạn nên nhớ khi trình bày tiểu luận là:
- Font chữ Times New Roman
- Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất
- Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.
- Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.
- Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
Bố cục một bài tiểu luận
Bố cục hay cấu trúc một bài tiểu luận gồm những nội dung sau
Chương 1: Lời mở đầu: có nhiều bạn quan niệm lời mở đầu trong bài tiểu luận giống như mở bài trong bài văn cấp III, thực tế không phải là như vậy. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ bao gồm thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Trên thực tế, lời mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)
Chương 3: Thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.
Chương 4: Thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho thời gian tới. Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
Tài liệu tham khảo
Tùy theo đề tài mà bạn thực hiện, danh sách nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu sẽ là
- Các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, tạp chí, … có liên quan đến đề tài
- Giáo trình môn học và các môn khác có liên quan
- Sách tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài viết.
- Website: đây là nguồn rất phong phú và đôi khi là nguồn tài liệu chính để hỗ trợ cho các bạn trong quá trình viết bài. Tuy nhiên, nguồn của các website khá phức tạp và độ chính xác không cao. Do đó để tìm được nguồn tin cậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ, kỹ năng nghiên cứu là điều vô cùng quan trọng trong việc tìm được tài liệu tham khảo chất lượng.
3. Công ước Basel
Công ước Basel năm 1989 là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc pháp lý quan trọng nhất liên quan đến chất thải nguy hại và các chất thải khác. Trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi có hiệu lực, trọng tâm chính của Công ước là cụ thể hóa các quy định kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại, tức là việc các chất thải được vận chuyển qua các đường biên giới quốc tế, và phát triển các tiêu chí quản lý chất thải phù hợp với môi trường. Gần đây, Công ước tập trung vào việc thực thi đầy đủ các cam kết điều ước, thúc đẩy quản lý chất thải nguy hại phù hợp với môi trường, cách tiếp cận theo vòng đời, và giảm thiểu việc tạo ra chất thải nguy hại.
Việt Nam tham gia Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại (CTNH) và việc tiêu huỷ chúng ngày 13 tháng 3 năm 1995. Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11 tháng 6 năm 1995. Kể từ khi phê chuẩn Công ước Basel cho đến nay, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của một nước thành viên tham gia Công ước, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành trong nước và hợp tác quốc tế trong công tác quản lý CTNH và ngăn chặn các hoạt động vận chuyển trái phép CTNH xuyên biên giới.
4. Các đề tài về tiểu luận công ước Basel
- Thỏa ước Basel lộ trình và thực trạng áp dụng của các ngân hàng
- Việt Nam với việc thực thi công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng
- Áp dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP và Đầu tư phát Việt Nam
- Công ước Basel lộ trình và thực trạng áp dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trên đây là bài viết về Các đề tài về tiểu luận công ước Basel mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận