Các đề tài tiểu luận tiểu luận 6 Sigma trong kinh doanh

Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày. Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về tiểu luận 6 sigma thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Tiểu Luận 6 Sigma

tiểu luận 6 sigma

1. Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày.

Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình.

Tiểu luận thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 – 50 trang tùy theo yêu cầu.

Nội dung của bài tiểu luận là trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Bài tiểu luận thường phải nêu được những quan điểm, hướng giải quyết vấn đề của người viết. Người viết có những quan điểm và lập luận bảo vệ cho những quan điểm của mình thuyết phục, có những phương hướng giải quyết có tính khả thi, đồng thời có sự đầu tư về thời gian nghiên cứu thì bài tiểu luận được đánh giá cao và thuyết phục người chấm.

Quy định chung về trình bày tiểu luận phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…

2. Cách chọn đề tài tiểu luận

Viết bài tiểu luận là một quá trình để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đó, chúng ta phải đầu tư công sức và tri thức của mình, do đó, để có thể hứng thú say mê cũng như mang lại một bài tiểu luận có giá trị thì chúng ta cần phải cố cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, bên cạnh đó đề tài trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Việc tìm những đề tài mới và hay giúp bạn khám phá những kiến thức mới và có thể mang đến có người chấm sự hứng thú và có thể họ sẽ đánh giá cao sự mới mẻ của đề tài.

3. Hướng dẫn các bước để thực hiện bài tiểu luận

Để thực hiện một bài tiểu luận chúng ta cần thực hiện những bước như sau:

+ Nghiên cứu

Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…

+ Lập luận trong bài tiểu luận

Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng.Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.

+ Tài liệu tham khảo và mục lục

Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài.  Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.

+ Cách trình bày bài tiểu luận

Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, bài tiểu luận của chúng ta có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Chúng ta nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.

Thông thường phần bố cục trình bày thường được dựa trên yêu cầu của người giao bài tiểu luận, chúng ta cần phải tuân theo những yêu cầu cụ thể đó. Tuy nhiên nếu không có yêu cầu về phần trình bày thì bạn có thể tham khảo theo quy định về cách trình bày văn bản thường được sử dụng rộng rãi.

4. Tiểu luận về 6 Sigma

6 Sigma là gì?

6 Sigma hay Six Sigma được định nghĩa là một hệ phương pháp quản lý sản xuất do Motorola khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ 20. Six Sigma hướng đến phương châm loại bỏ hao phí và giảm tối đa lỗi mắc phải (khuyết tật) bằng cách tập trung thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Từ đó 6 Sigma giúp giảm thiểu lỗi sai ở sản phẩm và tăng mức độ chính xác của quy trình.

Nhiều người thường nhầm lẫn Six Sigma là một hệ thống quản lý, đo lường chất lượng sản phẩm hay hệ thống chứng nhận chất lượng. Tuy nhiên, thực tế, phương pháp 6 Sigma mang đến một tư duy hoàn toàn mới cho doanh nghiệp.

Thay vì chú trọng vào việc xử lý lỗi của sản phẩm, doanh nghiệp nên đầu tư cải tiến quy trình để hạn chế tối đa các khuyết tật xảy ra. Tất cả đều nhằm mục đích tạo lập sự ổn định và hoàn hảo gần như tuyệt đối trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Lợi ích của phương pháp 6 Sigma 

Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp hay tổ chức sản xuất không thể nào phủ nhận những lợi ích mà 6 Sigma mang lại. Vậy đó là những lợi ích nào?

  • Tiết kiệm tối thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp bởi phương pháp này giảm lãng phí và thời gian chờ đợi.
  • Rút ngắn thời gian sản xuất và cung cấp dịch vụ, giao hàng đúng hạn nhờ vào tiêu chí hạn chế lỗi hoặc thậm chí là không có lỗi.
  • Tạo mức độ tin cậy, tăng trải nghiệm hài lòng của người dùng nhờ sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo.
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, biết hướng giải quyết các vấn đề một cách khoa học và hợp lý.
  • Thay đổi, cải tiến hiệu quả văn hóa doanh nghiệp.
  • Tạo điều kiện xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.

Nguyên tắc áp dụng phương pháp 6 Sigma

Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, để có được hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần ghi nhớ các nguyên tắc sau đây của Six Sigma.

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Cũng tương tự như hầu hết các triết lý kinh doanh khác, 6 Sigma tập trung chủ yếu vào “customer's voice”, nghĩa là tiếng nói của khách hàng. Tất cả sự thay đổi hay cải tiến quy trình trong sản xuất, kinh doanh đều cần xác định theo nhu cầu, yêu cầu cũng như sự kỳ vọng của khách hàng.

Quản trị theo cách chủ động

Hệ phương pháp 6 Sigma sẽ chú trọng vào việc tìm kiếm và xử lý các khiếm khuyết. Mục đích là hướng đến độ chính xác của quy trình. Doanh nghiệp cần chủ động ngăn ngừa và loại bỏ các lỗi sai thay vì để cho các khiếm khuyết đó tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động khắc phục, xử lý.

Đề cao yếu tố dữ liệu và dữ kiện

Để thực hiện được nguyên tắc này, doanh nghiệp cần trả lời 2 vấn đề sau đây trước khi đưa ra quyết định:

  • Đâu là những dữ liệu thực sự cần thiết.
  • Áp dụng các dữ liệu đó vào phương pháp 6 Sigma sao cho hiệu quả nhất.

Tất cả những thông tin liên quan đến việc áp dụng hệ phương pháp 6 Sigma không phải dựa trên sự phỏng đoán một cách mơ hồ mà cần có sự đo lường chính xác.

Cộng tác không giới hạn

Nhằm tạo ra quy trình hoàn thiện từ đầu đến cuối, việc ứng dụng nguyên lý Six Sigma cần tuân theo nguyên tắc không rào cản giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, thực hiện theo cả chiều dọc, chiều ngang và đan chéo.

Hướng đến mức độ hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm

Mức độ lệch chuẩn cho phép của 6 Sigma là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng. Điều này có nghĩa là độ chính xác chưa phải đạt 100%. Do đó, doanh nghiệp không nên hấp tấp hoặc quá nóng vội ngay từ ban đầu với mong muốn có được sự hoàn hảo tuyệt đối.

Các giải pháp cải tiến quy trình đều được phép mắc sai lầm hay gặp thất bại. Tuy nhiên, hậu quả của chúng cần được giới hạn và doanh nghiệp có thể rút ra bài học kinh nghiệm sau đó.

Áp dụng phương pháp Six Sigma vào doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng thông qua quy trình cơ bản nhất là DMAIC. Quy trình này bao gồm 5 bước cụ thể như sau:

D – Define (Xác định): Trong giai đoạn đầu của quy trình cải tiến, doanh nghiệp sẽ nhận định về đối tượng khách hàng và các yêu cầu chất lượng cần phải có ở sản phẩm, dịch vụ. Tiếp đó, doanh nghiệp cần xác định khu vực kinh doanh trọng điểm muốn triển khai hệ phương pháp Six Sigma.

M – Measure (Đo lường): Đây là bước thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh. Từ đó tìm ra nguyên nhân của các khiếm khuyết mắc phải.

A – Analyze (Phân tích): Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ xác định khoảng cách giữa mục tiêu kế hoạch và kết quả công việc hiện tại nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Các giải pháp được đưa ra cần phải kiểm nghiệm chặt chẽ và có biện pháp dự phòng đầy đủ.

I – Improve (Cải tiến): Giai đoạn này bắt đầu triển khai thực hiện những phương án cải tiến đã đề ra. Doanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao tiến độ để kịp thời đưa ra quyết định bổ sung hoặc có giải pháp thay đổi khi cần thiết.

C – Control (Kiểm soát): Đây là kế hoạch giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm soát mục tiêu ban đầu. Mục đích là để tránh mắc lại lỗi sai hoặc đi lệch định hướng.

Trên đây là một số thông tin về tiểu luận 6 sigma. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo