Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày. Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về tiểu luận 5 lực lượng cạnh tranh thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
tiểu luận 5 lực lượng cạnh tranh
1. Tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày.
Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình.
Tiểu luận thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 – 50 trang tùy theo yêu cầu.
Nội dung của bài tiểu luận là trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Bài tiểu luận thường phải nêu được những quan điểm, hướng giải quyết vấn đề của người viết. Người viết có những quan điểm và lập luận bảo vệ cho những quan điểm của mình thuyết phục, có những phương hướng giải quyết có tính khả thi, đồng thời có sự đầu tư về thời gian nghiên cứu thì bài tiểu luận được đánh giá cao và thuyết phục người chấm.
Quy định chung về trình bày tiểu luận phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…
2. Cách chọn đề tài tiểu luận
Viết bài tiểu luận là một quá trình để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đó, chúng ta phải đầu tư công sức và tri thức của mình, do đó, để có thể hứng thú say mê cũng như mang lại một bài tiểu luận có giá trị thì chúng ta cần phải cố cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, bên cạnh đó đề tài trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Việc tìm những đề tài mới và hay giúp bạn khám phá những kiến thức mới và có thể mang đến có người chấm sự hứng thú và có thể họ sẽ đánh giá cao sự mới mẻ của đề tài.
3. Hướng dẫn các bước để thực hiện bài tiểu luận
Để thực hiện một bài tiểu luận chúng ta cần thực hiện những bước như sau:
+ Nghiên cứu
Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…
+ Lập luận trong bài tiểu luận
Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng.Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.
+ Tài liệu tham khảo và mục lục
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài. Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.
+ Cách trình bày bài tiểu luận
Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, bài tiểu luận của chúng ta có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Chúng ta nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.
Thông thường phần bố cục trình bày thường được dựa trên yêu cầu của người giao bài tiểu luận, chúng ta cần phải tuân theo những yêu cầu cụ thể đó. Tuy nhiên nếu không có yêu cầu về phần trình bày thì bạn có thể tham khảo theo quy định về cách trình bày văn bản thường được sử dụng rộng rãi.
4. Tiểu luận 5 lực lượng cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ( Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review).
Mục đích:
- Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cách kinh doanh, vận hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới, ông cho ra đời mô hình này nhằm để đo lường tác động của 5 áp lực tới sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đồng thời, thông qua mô hình này, các quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành để từ đó đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình bao gồm 5 áp lực cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm giống với doanh nghiệp của bạn, cùng mức giá, cùng phân khúc khách hàng, chất lượng sánh ngang nhau.
Để tìm ra được đối thủ cạnh tranh ngành hiện tại, chúng ta phải tìm hiểu và phân tích thị trường bằng việc trả lời cho câu hỏi: Đối thủ cạnh tranh hiện tại gồm những ai? Số lượng và chất lượng sản phẩm của họ trên thị trường như thế nào đối với chúng ta?
Đặc trưng:
- Số lượng doanh nghiệp tham gia: Nếu trong một sản phẩm, lĩnh vực có quá nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau thì mức độ hấp dẫn của sản phẩm ấy sẽ giảm đi.
- Năng lực của doanh nghiệp: Nếu một sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng toàn là những đối thủ không quá mạnh, họ chỉ tham gia cho có thì áp lực đấy cũng không tác động quá nhiều đến doanh nghiệp của bạn.
Dựa trên đặc trưng trên, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố quyết định chính là số lượng doanh nghiệp tham gia và năng lực của các doanh nghiệp cạnh tranh.
Ví dụ: Đối thủ cạnh tranh trong ngành nước giải khát hiện tại của Coca Cola là Pepsi, Nestle, Tribeco,...Họ đều là những doanh nghiệp phát triển mạnh và có chỗ đứng trên thị trường.
Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong tương lai sẽ có khả năng tham gia vào ngành, sản phẩm. điều nên được quan tâm hàng đầu bởi trong tương lai, họ có thể sẽ là mối nguy đối với doanh nghiệp của bạn.
Cũng tương tự như việc xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại, việc tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng phải bám sát vào việc giải đáp các câu hỏi: Liệu doanh nghiệp có bị ảnh hưởng mạnh khi có một doanh nghiệp khác bước chân vào thị trường sản phẩm ấy? Làm thế nào để giữ được vị trí trong thị trường?.
Đặc trưng:
- Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và mặt hàng kinh doanh, có thể là hiện tại họ chưa gia nhập ngành sản xuất ấy, nhưng điều đó cũng không thể đánh giá rằng trong tương lai họ sẽ không tham gia.
- Nếu sản phẩm có tính cạnh tranh và sinh lợi nhuận tốt, các doanh nghiệp sẽ bất chấp tham gia vào ngành hàng và chiếm lấy vị trí thống trị thị trường.
Để giảm thiểu tỷ lệ cạnh tranh trong ngành và giữ vững vị thế trong ngành thì bạn cần chú trọng tạo ra hàng rào để cản trở sự gia nhập của các doanh nghiệp:
- Tạo ra sản phẩm khác biệt của riêng mình
- Mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm
- Mở bán trên nhiều kênh điện tử online và các trang mạng xã hội khác càng rộng càng tốt.
Nhiều khi, cục diện thị trường sẽ thay đổi hoàn toàn khi xuất hiện một đối thủ cạnh tranh mới.
Phân tích nhà cung ứng
Nhà cung ứng là các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào khâu cung cấp nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ. Áp lực từ nhà cung ứng cũng mang tính quyết định trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh.
Muốn phân tích được áp lực từ phía nhà cung ứng, bạn chỉ cần trả lời 3 câu hỏi: Có bao nhiêu nhà cung ứng về sản phẩm ấy? Sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng có điểm gì đặc biệt thu hút? Chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ khoảng bao nhiêu?
Đặc trưng:
- Nhà cung cấp quy định trực tiếp tới giá bán sản phẩm và lợi nhuận thu về của doanh nghiệp
- Nhà cung cấp tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm đầu ra khiến doanh nghiệp cũng lao đao khi phải gồng gánh nguy cơ lỗ.
- Vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhà cung cấp giảm chất lượng sản phẩm để duy trì lợi nhuận, đe doạ uy tín của doanh nghiệp .
- Nhà cung cấp trên thị trường ít, khan hiếm thì rủi ro cho doanh nghiệp càng lớn.
Để giảm thiểu áp lực từ nhà cung ứng, mỗi doanh nghiệp nên duy trì một nhà cung ứng ổn định chỉ chuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Phân tích khách hàng
Khách hàng ở đây có thể được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là đại lý hoặc doanh nghiệp nhỏ lẻ phân phối sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường thì điều đầu tiên phải thành công trong lòng khách hàng.
Tương tự với khách hàng, chúng ta cũng tự đi tìm lời giải cho câu hỏi: Có bao nhiêu khách hàng hứng thú với sản phẩm này? Khách hàng có chấp nhận chuyển sang dùng thương hiệu khác với mức giá cao hơn, chất lượng, mẫu mã tốt hơn? Khách hàng có quyền tác động đến điều khoản, quy định của doanh nghiệp hay không?
Đặc trưng:
- Nhiều lựa chọn: Khi trên thị trường có nhiều hàng hoá, nhiều doanh nghiệp sản xuất thì người tiêu dùng lại càng có nhiều lựa chọn, áp lực tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp cũng tăng cao.
- Có nhiều sản phẩm thay thế: Khách hàng có thể bỏ thương hiệu này sang dùng thương hiệu khác bất cứ lúc nào nếu doanh nghiệp không giữ vững được sự ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng hàng hoá.
Một điều nên nhớ, khách hàng cũng có quyền tác động tới giá cả sản phẩm.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này có thể thay thế hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác với cùng một mức giá, cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về ưu đãi hoặc mẫu mã.
Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh thì sản phẩm thay thế là yếu tố cần được nghiên cứu và cập nhật liên tục bởi tính mới mẻ và liên tục thay đổi của thị trường: Sản phẩm này có nguy cơ bị thay thế không? Nếu có, sẽ bị thay thế bởi sản phẩm như thế nào, từ nhà cung cấp nào?
Đặc trưng:
- Sản phẩm thay thế tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.
- Sản phẩm thay thế ra đời với tính năng mới hơn, mẫu mã đẹp hơn cùng chất lượng tốt hơn nhưng giá thành sản phẩm vẫn không đổi.
Ngày nay, các doanh nghiệp cũng đứng trước doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo không ngừng để làm mới sản phẩm nhằm thu về lợi nhuận tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin về tiểu luận 5 lực lượng cạnh tranh. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận